Danh mục

Kinh tế phi chính thức: Nhận diện và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.55 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hiểu và nhận diện hệ thống được toàn cảnh bức tranh về quy mô và xu hướng vận động của kinh tế phi chính thức trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong nội dung bài viết này, nhóm tác giả sẽ “nhận diện” khái niệm, đặc điểm và xu hướng vận động của kinh tế phi chính thức và những vấn đề cần đặt ra đối với công tác quản lý. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế phi chính thức: Nhận diện và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 171 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: NHẬN DIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PGS. TS. Nguyễn Thái Sơn Khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng ThS. Phạm Thị Thu Hương Khoa Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là một mô hình kinh doanh đặc biệt, tồn tại từ lâu một cách khách quan và trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo ILO (2003) KTPCT bao gồm khu vực phi chính thức (KVPCT) và việc làm phi chính thức. Về khái niệm KVPCT được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân phi nông nghiệp, không có đăng ký kinh doanh nhưng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ thị trường. Còn VLPCT được coi là những việc làm không có chế độ bảo hiểm và phúc lợi. Tuy nhiên để hiểu và nhận diện được KTPCT thì trên thực tế ở các nước khác nhau lại có quan niệm khác nhau, cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam KTPCT đóng một vai trò quan trọng làm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội cho một số bộ phận lao động trong xã hội. Vì thế, việc hiểu và nhận diện hệ thống được toàn cảnh bức tranh về quy mô và xu hướng vận động của kinh tế phi chính thức trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong nội dung bài viết này, nhóm tác giả sẽ “nhận diện” khái niệm, đặc điểm và xu hướng vận động của KTPCT và những vấn đề cần đặt ra đối với công tác quản lý. Từ khóa: kinh tế phi chính thức, khu vực phi chính thức, việc làm phi chính thức. NON-OFFICIAL ECONOMY: IDENTIFY AND ISSUES POSED WITH MANAGEMENT Abtracts: The informal economy is special economic model, has become an important part of the economy in countries around the world, especially in developing countries including Vietnam. According to the ILO (2003), the informal economy included the informal sector and informal employment. The concept of informal economy is understood as all non- agricultural private enterprises, without business registration but providing products and services to serve the market.And informal employment is considered to be jobs without insurance and benefits. However, in order to understand and identify the knowledge-based economy, in fact in different countries, there are different concepts, different interpretations. In Vietnam, public information plays an important role in creating jobs, increasing income, reducing social evils for a significant part of society for a number of 172 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM labor sections in society. Therefore, the system's understanding and identification of the whole picture of the scale and movement trend of the informal economy in the development process of the economy. In the content of this article, the authors will 'identify' the concepts, characteristics and advocacy of the public procurement and issues that need posing for the management. Keywords: informal economy, informal sector, informal employment. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan bên cạnh khu vực kinh tế chính thức. Khu vực này có vai trò rất quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định xã hội và là vùng đệm, hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế chính thức. “Kinh tế phi chính thức” được sử dụng để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nước đang phát triển. Kinh tế phi chính thức là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phNm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. Kinh tế phi chính thức có nhiều tên gọi khác nhau. Trên thế giới cũng như là Việt N am, một số học giả nghiên cứu về KTPCT, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế này. Kinh tế phi chính thức có thể được gọi là kinh tế ngầm, kinh tế bóng đen, kinh tế chìm, kinh tế không được giám sát. Dù được gọi với tên gọi nào thì các khái niệm vẫn phản ánh bản chất các hoạt động của khu vực trái ngược với khu vực chính thức và coi nó là hoạt động quan trọng của nền kinh tế. N ghiên cứu này là một nội dung trong đề tài nghiên cứu cấp thành phố “N ghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố Hải Phòng” do các giảng viên Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng chủ nhiệm và tham gia thực hiện. Bài viết này, thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp cùng với những khảo sát sơ bộ đã tổng hợp và phân tích nhằm đưa đến cho người đọc những hiểu biết căn bản về kinh tế phi chính thức và những vấn đề mới đặt ra cho công tác quản lý, hỗ trợ khu vực kinh tế này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC 2.1 Khái niệm Thuật ngữ 'khu vực phi chính thức' lần đầu tiên được sử dụng tại hội thảo quốc tế ở Kenya cách đây khoảng 40 năm, từ đó bắt đầu hình thành hệ thống quan điểm và phương PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 173 pháp tiếp cận đầu tiên liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức (ILO, 1972). Khái niệm khu vực phi chính thức đã được tiếp tục thảo luận và phát triển ở Mỹ Latinh trong những năm 1980 (CLing và cộng sự, 2010). Sau đó, đến năm 1993, ILO và Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc đã đạt được sự đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: