Kinh tế thị trường và thị trường quyền sử dụng đất: Định hướng và những đóng góp của Luật Đất đai
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 384.37 KB
Lượt xem: 48
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn về quá trình cải tiến thể chế cần tiếp tục trên cơ sở chủ trương, đường lối và mục tiêu kiên định phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước cũng như những đóng góp mà ngay từ đầu Luật đất đai 2013 đã tạo dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế thị trường và thị trường quyền sử dụng đất: Định hướng và những đóng góp của Luật Đất đai HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 141 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI ThS. Trương Trọng Hiểu Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM hieutt@uel.edu.vn Gần mười năm thi hành Luật đất đai 2013, nhiều vấn đề mới phát sinh tiếp tục đặt ra nhu cầu hoàn thiện thể chế pháp lý về vấn đề này. Một trong những nội dung quan trọng sẽ được tiếp tục bàn luận nhiều trong quá trình sửa đổi Luật đất đai vào thời gian tới là các giải pháp để thúc đẩy tiến trình thị trường hoá các giao dịch về quyền sử dụng đất. Điều quan trọng là, quá trình cải tiến thể chế cần tiếp tục trên cơ sở chủ trương, đường lối và mục tiêu kiên định phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước cũng như những đóng góp mà ngay từ đầu Luật đất đai 2013 đã tạo dựng. 142 | KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Theo các nghiên cứu nước ngoài, “kinh tế thị trường” đã là mô hình phát triển kinh tế phổ biến đến mức rất khó có ai có thể tưởng tượng ra một nơi nào đó mà “kinh tế thị trường” không đóng vai trò trung tâm1. Chính vì vậy, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam đến nay không còn là mô hình xa lạ. Tuy nhiên, thật sự đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình, thậm chí còn phải trả một cái giá quá đắt đỏ bằng chính sự trì trệ và tụt hậu của nền kinh tế. Từ cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế sau một thời gian dài duy trì mô hình kinh tế kế hoạch hóa, Việt Nam quyết liệt bước sang một giai đoạn mới bằng cách triển khai công cuộc đổi mới đất nước, mà dấu ấn của nó chính là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Xây dựng nền kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới này ngay từ đầu đã cho thấy mức độ thành công nhất định khi Trung ương Đảng lựa chọn nội dung kinh tế, thay vì chính trị hay pháp lý, là tâm điểm bắt đầu cho cuộc đổi mới. Kết quả, từ sự thay da đổi thịt của nền kinh tế đã kéo theo những biến chuyển tích cực đối với quá trình hoàn thiện khung pháp lý thị trường lẫn việc tạo dựng nền dân chủ quốc gia. Nhắc lại chặng đường dài thực hiện chiến lược phát triển mô hình kinh tế kế hoạch hóa, đương nhiên không thể phủ nhận những thành quả mà nó đã mang lại cho nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh chiến tranh và còn nhiều khó khăn khác. Tuy nhiên, kết quả chặng đường mà nhà nước phải “bao cấp”hoạt động sản xuất với kỳ vọng là đất nước đến được ngày thịnh vượng với phương cách này, nền kinh tế này đã đối mặt với hai hệ lụy: Lạm phát và thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng trong suốt thời gian dài trước đó, hoạt động sản xuất của hệ thống các xí nghiệp nhà máy quốc doanh bị trì trệ, doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, thậm chí là gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt, tài sản quốc gia - trong đó có đất đai - được khai thác kém hiệu quả, lãng phí. Tình trạng này cũng không cải thiện được gì dù chính phủ đã cố gắng tạo ra sự tự chủ 1 Asad Zaman, The Rise and Fall of the Market Economy, Review of Islamic Economics (International Association for Islamic Economics, England), Vol. 14, No.2, 2010, 135- 155, 123. HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 143 ít nhiều cho các khối doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã (HTX) ở những năm cuối cùng của thời kỳ này, từ 1979 đến trước năm 1986.2 Thực ra, cho đến bây giờ nhìn lại, chúng ta dễ dàng thấy rằng, HTX là mô hình kinh tế được xây dựng và tồn tại trên nền tảng lý thuyết về hiệu quả kinh tế về quy mô sản xuất – lý thuyết kinh tế học hiện đại mà có thể Việt Nam chưa tiếp cận được, nhưng cũng tự cảm nhận được bằng kết quả thực tế quan sát của mình, hoặc sự thành công của mô hình ở các nước XHCN giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kết quả mà những gì mà các Hợp tác xã ở Việt mang lại đã không như mong đợi. Có nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mô hình này ngay từ những năm đầu (trước 1975) được xây dựng ở miền Bắc đã không có tín hiệu về sự thành công và hiệu quả. Thậm chí, sau đó ít năm đã có hàng chục ngàn bần nông xin ra khỏi HTX.3 Nhưng một cách lạ lẫm, là HTX vẫn tiếp tục nhân rộng và áp dụng vào miền Nam và cả nước sau ngày thống nhất, như là một lựa chọn không có sự thay thế. Phát triển HTX diễn ra như phong trào, và được cổ vũ mạnh mẽ bằng Nghị quyết ĐH Đảng IV. Nhưng một lần nữa, cuộc vận động toàn dân tham gia HTX lại thất bại. Đương nhiên, hậu quả mà nó để lại là khá nặng nề. Một, gánh nặng kinh tế trì tệ buộc phải đổi mới nền kinh tế. Hai, nó làm xáo trộn các mối quan hệ pháp luật đất đai – loại quan hệ nhìn có vẻ bền chặt.4 Nhưng nguyên nhân tại sao HTX trong giai đoạn đó lại thê thảm đến vậy? Câu trả lời có được chính là chế độ công hữu đất đai. Cụ thể, khi đất đai thuộc sở hữu tập thể, là của chung, thì trong các HTX, nông lâm trường quốc doanh “thiếu một người chủ thực sự coi đất đai là tài sản của mình”, và vì vậy nảy sinh thái độ thờ ơ, làm việc cầm chừng, đối phó của người lao động.5 Nhưng tệ hại hơn, nhà nước trong thời kỳ đó đã không nhận ra 2 Dwight H. Perkins và Vũ Thành Tự Anh, Chính sách công nghiệp của Việt Nam: Thiết kế chính sách để phát triển bền vững, UNDP VietNam, 01/2010. 3 Con số này là hơn 43 ngàn vào năm 1961. Xem thêm: Phạm Văn Võ, Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Luật TP.HCM, 2010, 48-49. 4 Tl ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế thị trường và thị trường quyền sử dụng đất: Định hướng và những đóng góp của Luật Đất đai HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 141 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI ThS. Trương Trọng Hiểu Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM hieutt@uel.edu.vn Gần mười năm thi hành Luật đất đai 2013, nhiều vấn đề mới phát sinh tiếp tục đặt ra nhu cầu hoàn thiện thể chế pháp lý về vấn đề này. Một trong những nội dung quan trọng sẽ được tiếp tục bàn luận nhiều trong quá trình sửa đổi Luật đất đai vào thời gian tới là các giải pháp để thúc đẩy tiến trình thị trường hoá các giao dịch về quyền sử dụng đất. Điều quan trọng là, quá trình cải tiến thể chế cần tiếp tục trên cơ sở chủ trương, đường lối và mục tiêu kiên định phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước cũng như những đóng góp mà ngay từ đầu Luật đất đai 2013 đã tạo dựng. 142 | KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Theo các nghiên cứu nước ngoài, “kinh tế thị trường” đã là mô hình phát triển kinh tế phổ biến đến mức rất khó có ai có thể tưởng tượng ra một nơi nào đó mà “kinh tế thị trường” không đóng vai trò trung tâm1. Chính vì vậy, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam đến nay không còn là mô hình xa lạ. Tuy nhiên, thật sự đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình, thậm chí còn phải trả một cái giá quá đắt đỏ bằng chính sự trì trệ và tụt hậu của nền kinh tế. Từ cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế sau một thời gian dài duy trì mô hình kinh tế kế hoạch hóa, Việt Nam quyết liệt bước sang một giai đoạn mới bằng cách triển khai công cuộc đổi mới đất nước, mà dấu ấn của nó chính là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Xây dựng nền kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới này ngay từ đầu đã cho thấy mức độ thành công nhất định khi Trung ương Đảng lựa chọn nội dung kinh tế, thay vì chính trị hay pháp lý, là tâm điểm bắt đầu cho cuộc đổi mới. Kết quả, từ sự thay da đổi thịt của nền kinh tế đã kéo theo những biến chuyển tích cực đối với quá trình hoàn thiện khung pháp lý thị trường lẫn việc tạo dựng nền dân chủ quốc gia. Nhắc lại chặng đường dài thực hiện chiến lược phát triển mô hình kinh tế kế hoạch hóa, đương nhiên không thể phủ nhận những thành quả mà nó đã mang lại cho nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh chiến tranh và còn nhiều khó khăn khác. Tuy nhiên, kết quả chặng đường mà nhà nước phải “bao cấp”hoạt động sản xuất với kỳ vọng là đất nước đến được ngày thịnh vượng với phương cách này, nền kinh tế này đã đối mặt với hai hệ lụy: Lạm phát và thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng trong suốt thời gian dài trước đó, hoạt động sản xuất của hệ thống các xí nghiệp nhà máy quốc doanh bị trì trệ, doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, thậm chí là gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt, tài sản quốc gia - trong đó có đất đai - được khai thác kém hiệu quả, lãng phí. Tình trạng này cũng không cải thiện được gì dù chính phủ đã cố gắng tạo ra sự tự chủ 1 Asad Zaman, The Rise and Fall of the Market Economy, Review of Islamic Economics (International Association for Islamic Economics, England), Vol. 14, No.2, 2010, 135- 155, 123. HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 143 ít nhiều cho các khối doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã (HTX) ở những năm cuối cùng của thời kỳ này, từ 1979 đến trước năm 1986.2 Thực ra, cho đến bây giờ nhìn lại, chúng ta dễ dàng thấy rằng, HTX là mô hình kinh tế được xây dựng và tồn tại trên nền tảng lý thuyết về hiệu quả kinh tế về quy mô sản xuất – lý thuyết kinh tế học hiện đại mà có thể Việt Nam chưa tiếp cận được, nhưng cũng tự cảm nhận được bằng kết quả thực tế quan sát của mình, hoặc sự thành công của mô hình ở các nước XHCN giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kết quả mà những gì mà các Hợp tác xã ở Việt mang lại đã không như mong đợi. Có nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mô hình này ngay từ những năm đầu (trước 1975) được xây dựng ở miền Bắc đã không có tín hiệu về sự thành công và hiệu quả. Thậm chí, sau đó ít năm đã có hàng chục ngàn bần nông xin ra khỏi HTX.3 Nhưng một cách lạ lẫm, là HTX vẫn tiếp tục nhân rộng và áp dụng vào miền Nam và cả nước sau ngày thống nhất, như là một lựa chọn không có sự thay thế. Phát triển HTX diễn ra như phong trào, và được cổ vũ mạnh mẽ bằng Nghị quyết ĐH Đảng IV. Nhưng một lần nữa, cuộc vận động toàn dân tham gia HTX lại thất bại. Đương nhiên, hậu quả mà nó để lại là khá nặng nề. Một, gánh nặng kinh tế trì tệ buộc phải đổi mới nền kinh tế. Hai, nó làm xáo trộn các mối quan hệ pháp luật đất đai – loại quan hệ nhìn có vẻ bền chặt.4 Nhưng nguyên nhân tại sao HTX trong giai đoạn đó lại thê thảm đến vậy? Câu trả lời có được chính là chế độ công hữu đất đai. Cụ thể, khi đất đai thuộc sở hữu tập thể, là của chung, thì trong các HTX, nông lâm trường quốc doanh “thiếu một người chủ thực sự coi đất đai là tài sản của mình”, và vì vậy nảy sinh thái độ thờ ơ, làm việc cầm chừng, đối phó của người lao động.5 Nhưng tệ hại hơn, nhà nước trong thời kỳ đó đã không nhận ra 2 Dwight H. Perkins và Vũ Thành Tự Anh, Chính sách công nghiệp của Việt Nam: Thiết kế chính sách để phát triển bền vững, UNDP VietNam, 01/2010. 3 Con số này là hơn 43 ngàn vào năm 1961. Xem thêm: Phạm Văn Võ, Chế độ pháp lý về sở hữu đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Luật TP.HCM, 2010, 48-49. 4 Tl ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thị trường Thị trường quyền sử dụng đất Luật đất đai 2013 Giao dịch quyền sử dụng đất Chế độ công hữu đất đai Chế độ sở hữu đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 267 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 250 0 0 -
7 trang 241 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 225 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 220 0 0 -
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 209 0 0 -
8 trang 196 0 0
-
229 trang 187 0 0
-
Tiểu luận: 'Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội'
69 trang 182 0 0