Danh mục

Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và những đánh giá

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân bao gồm: hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nền tảng và hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trên các nội dung đã xem xét. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và những đánh giá 110 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM - CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ TS. Đặng Thị Hoài Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Đảng và Nhà nước đã tạo nền tảng cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân. Có thể xem xét cơ chế, chính sách hỗ trợ ở hai góc độ: Cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho sự phát triển của KTTN bằng việc nhất quán thừa nhận chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp và tạo môi trường đầu tư kinh doanh; Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTN bao gồm: Hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nền tảng và hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trên các nội dung đã xem xét. Từ khóa: Cơ chế hỗ trợ KTTN, chính sách hỗ trợ KTTN PRIVATE ECONOMY SECTOR IN VIETNAM - SUPPORTING DEVELOPMENT MECHANISMS AND POLICIES ANALYSIS AND ASSESSMENTS ON THEM Abstract: The Vietnamese Communist Party and the State have created the basis for mechanisms and policies to support the economic development of the private sector. These supporting mechanisms and policies can be considered at two perspectives: Mechanisms and policies create the basis for the development of the private sector by consistently acknowledging ownership, economic sectors and policies, type of business and creation of business investment environment; Mechanisms and policies to support the development of the private sector including: Financial support, production premises, science and technology, training support and quality improvement of human resources. Assessments of mechanisms and policies that support the development of the private economy in Vietnam will be based on these considered issues Key words: Private Sector Support Mechanism, Private Sector Support Policy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi đổi mới, trong kỳ đại hội Đảng VI, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận chính thức trong văn kiện của Đảng. Sự thay đổi về nhận thức đã đánh giá, khẳng định đúng vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, từ đó tạo ra cho thành phần kinh tế này mảnh đất để nó phát triển. Với hàng loạt những chế tài thừa nhận sự tồn tại hợp pháp, hỗ trợ về cơ chế, chính sách tạo nền tảng cũng như cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển đối với kinh tế tư nhân. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 111 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho phát triển kinh tế tư nhân Chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp Trước năm 1986, nền kinh tế chịu sự chi phối tuyệt đối của chế độ sở hữu công cộng; không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp. Đại học Đảng VI, khẳng định nền kinh tế tồn tại 5 thành phần kinh tế. Đến đại hội Đảng XII có những khái quát mới về mặt lý luận: “ N ền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt N am có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế N hà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.” [6]. Đến nay, trong nền kinh tế của Việt N am tồn tại 4 thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế N hà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (gồm Kinh tế cá thể, tiểu chủ và Tư bản tư nhân) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CN XH, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “ N ền kinh tế Việt N am là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; Kinh tế N hà nước giữ vai trò chủ đạo” [3]. Về chế độ sở hữu, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng đa hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền kế thừa về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong các doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 32), và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Tiếp đến là Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000, trong đó quy định việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TN HH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân…, luật này tồn tại song song cùng Luật Doanh nghiệp N hà nước cho đến năm 2005, hai luật này thống nhất thành Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực từ 1/7/2006. Trong Luật này đã bổ sung thêm công ty TN HH một thành viên là cá nhân và nhóm công ty. Có thể nói, Kinh tế tư nhân đã được khẳng định sự tồn tại trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Môi trường đầu tư và kinh doanh N hà nước Việt N am đã ban hành, xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư và kinh doanh như Luật Công ty vầ Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bằng Luật doanh nghiệp (1999), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và Luật Doanh nghiệp N hà nước (1995) và Luật Hợp tác xã (cả hai Luật này đều được thay thế vào năm 2003). Sau đó, Việt N am đã ban hành một Bộ luật có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2005 và có hiệu lực từ 1/7/2006. Các Luật này được xây dựng theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có Kinh tế tư nhân tham gia vào thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới một cách bình đẳng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: