KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 230.25 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào? 2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình? 3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp? ĐÁP ÁN 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào? 2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình? 3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp? ĐÁP ÁN 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về doanh nghiệp và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh nghiệp và hộ gia đình nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều kiện ràng buộc mà họ phải đối phó. Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào để mua nhằm tối đa hoá độ thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề như tổng sản lượng, tổng việc làm, và mức giá chung được xác định ra sao. Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi mô tạo thành cơ sở cho kinh tế vĩ mô. 2. Các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình như một phương tiện để tóm tắt các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các mô hình có ích vì chúng thu gọn nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất. 3. Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình huống mà mức giá có tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, mức giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế. Ví dụ, hợp đồng lao động thường ấn định tiền lương cố định trong ba năm. Hoặc những doanh nghiệp như các nhà xuất bản tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm. Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn. Trong dài hạn, giá phản ứng trước sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều chỉnh. Mankiw 1 Biên dịch: Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 1. Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường. Làm thế nào GDP lại có thể cùng một lúc đo lường được hai loại đại lượng này? 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì? 3. Liệt kê ba nhóm người được Cục Thống kê lao động sử dụng để xếp loại mọi người trong nền kinh tế. Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào? 4. Giải thích định luật Okun. ĐÁP ÁN 1. GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu vào sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể cùng một lúc đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Như minh họa qua biểu đồ dòng lưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau nhưng tương đương với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế. 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Đại lượng này cho ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá đó ở năm cơ sở. 3. Cục Thống kê lao động phân loại mỗi người vào một trong ba nhóm sau: có việc làm, thất nghiệp, hay không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm, được tính như sau: So nguoi that nghiep x 100 Tỷ lệ thất nghiệp = Luc luong lao dong Lưu ý rằng lực lượng lao động là số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp. 4. Định luật Okun nói đến mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp gắn liền với giảm GDP thực. Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình: %∆GDP thực = 3% - 2 × (∆Tỷ lệ thất nghiệp) Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực là 3 phần trăm. Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần trăm (ví dụ, giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm lên 7 phần trăm), sản lượng sẽ thay đổi 2 phần trăm theo chiều ngược lại. Mankiw 2 Biên dịch: Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO 1. Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào? 2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình? 3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp? ĐÁP ÁN 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về doanh nghiệp và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh nghiệp và hộ gia đình nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều kiện ràng buộc mà họ phải đối phó. Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào để mua nhằm tối đa hoá độ thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề như tổng sản lượng, tổng việc làm, và mức giá chung được xác định ra sao. Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi mô tạo thành cơ sở cho kinh tế vĩ mô. 2. Các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình như một phương tiện để tóm tắt các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các mô hình có ích vì chúng thu gọn nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất. 3. Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình huống mà mức giá có tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, mức giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế. Ví dụ, hợp đồng lao động thường ấn định tiền lương cố định trong ba năm. Hoặc những doanh nghiệp như các nhà xuất bản tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm. Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn. Trong dài hạn, giá phản ứng trước sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều chỉnh. Mankiw 1 Biên dịch: Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 1. Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường. Làm thế nào GDP lại có thể cùng một lúc đo lường được hai loại đại lượng này? 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì? 3. Liệt kê ba nhóm người được Cục Thống kê lao động sử dụng để xếp loại mọi người trong nền kinh tế. Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào? 4. Giải thích định luật Okun. ĐÁP ÁN 1. GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu vào sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể cùng một lúc đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Như minh họa qua biểu đồ dòng lưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau nhưng tương đương với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế. 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Đại lượng này cho ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá đó ở năm cơ sở. 3. Cục Thống kê lao động phân loại mỗi người vào một trong ba nhóm sau: có việc làm, thất nghiệp, hay không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm, được tính như sau: So nguoi that nghiep x 100 Tỷ lệ thất nghiệp = Luc luong lao dong Lưu ý rằng lực lượng lao động là số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp. 4. Định luật Okun nói đến mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp gắn liền với giảm GDP thực. Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình: %∆GDP thực = 3% - 2 × (∆Tỷ lệ thất nghiệp) Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực là 3 phần trăm. Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần trăm (ví dụ, giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm lên 7 phần trăm), sản lượng sẽ thay đổi 2 phần trăm theo chiều ngược lại. Mankiw 2 Biên dịch: Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO 1. Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
toán kinh tế kiến thức thống kê giáo trình đại học bài giảng chứng khoán đề cương ôn tập câu hỏi trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 473 0 0 -
Giáo trình Toán kinh tế: Phần 1 - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (năm 2022)
59 trang 319 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Toán kinh tế
32 trang 227 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 210 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 209 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 199 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 198 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 175 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 174 0 0