KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 311.44 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 2. Hãy mô tả sự khác biệt giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chờ việc?. 3. Trình bày ba cách giải thích về lý do tại sao tiền công thực có thể nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động? 4. Phần lớn tình trạng thất nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích câu trả lời của bạn. 5. Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao trong thập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 THẤT NGHIỆP 1. Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 2. Hãy mô tả sự khác biệt giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chờ việc?. 3. Trình bày ba cách giải thích về lý do tại sao tiền công thực có thể nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động? 4. Phần lớn tình trạng thất nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích câu trả lời của bạn. 5. Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao trong thập niên 70 và 80? Họ giải thích như thế nào về tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm xuống trong thập niên 90? ĐÁP ÁN 1. Tỷ lệ rời công việc và tỷ lệ tìm việc xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ rời công việc là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm mỗi tháng. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng thấp. 2. Thất nghiệp cọ xát là tình trạng thất nghiệp xảy ra do mất thời gian để tìm đúng việc cho đúng người. Tìm một việc phù hợp mất thời gian vì dòng thông tin về các ứng viên xin việc và việc làm cần người không phải là ngay tức thời. Vì những việc làm khác nhau đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và những mức lương khác nhau, người lao động thất nghiệp có thể không chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà người ta giới thiệu cho họ. Ngược lại, thất nghiệp chờ việc là thất nghiệp xảy ra do tính cứng nhắc của tiền lương và sự phân bổ công việc. Những người lao động này thất nghiệp chẳng phải vì họ mãi đi tìm một công việc phù hợp nhất với kỹ năng của họ (như trong trường hợp thất nghiệp cọ xát), mà là vì ứng với mức tiền công thực hiện tại, cung lao động vượt quá cầu lao động. Nếu tiền công không điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, thì những người lao động này phải “chờ đợi” mới có việc để làm. Vì vậy, thất nghiệp chờ việc phát sinh do doanh nghiệp thất bại trong việc giảm tiền công mặc dù dư cung lao động. 3. Tiền công thực có thể vẫn nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động do luật qui định mức lương tối thiểu, thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động, và tiền lương hiệu quả. Luật mức lương tối thiểu tạo ra tính cứng nhắc của tiền lương vì luật làm cho tiền lương không điều chỉnh về mức cân bằng được. Cho dù phần lớn người lao động được trả một mức lương cao hơn mức tối thiểu, nhưng đối với một số người lao động, đặc biệt là lao động không có tay nghề (lao động phổ thông) và không có kinh nghiệm, qui định mức lương tối thiểu làm tăng tiền lương Mankiw Kim Chi 10 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 của họ lên cao hơn mức cân bằng. Do đó, qui định này làm giảm lượng cầu lao động của doanh nghiệp và dẫn đến tình trạng dư cung lao động, kết quả là thất nghiệp xảy ra. Thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động dẫn đến tính cứng nhắc của tiền lương vì tiền lương của người lao động thuộc liên đoàn được xác định không phải bởi cân bằng cung cầu mà bởi quá trình đàm phán tập thể giữa lãnh đạo liên đoàn và giám đốc doanh nghiệp. Thỏa thuận tiền lương thường làm tăng mức lương lên cao hơn mức cân bằng và cho phép doanh nghiệp quyết định số lượng lao động tuyển dụng. Mức lương cao này làm cho doanh nghiệp tuyển dụng ít lao động hơn so với mức lương cân bằng thị trường, vì thế làm tăng thất nghiệp chờ việc. Các lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao làm cho người lao động làm việc có năng suất hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu quả của người lao động có thể giải thích lý do tại sao doanh nghiệp không cắt giảm tiền lương bất kể có tình trạng dư cung lao động. Cho dù hạ mức lương sẽ giúp giảm chi phí lương của doanh nghiệp, nhưng nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động và do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 4. Tuỳ thuộc vào cách thức ta xem xét số liệu, phần lớn thất nghiệp xem ra có thể hoặc là ngắn hạn, hoặc là dài hạn. Đa số tình trạng thất nghiệp chỉ ngắn ngủi; nghĩa là đa số những người thất nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được việc làm. Mặt khác, phần lớn các tuần lễ thất nghiệp trong một tháng xem xét có thể được qui cho một số lượng nhỏ những người thất nghiệp dài hạn. Theo định nghĩa, những người thất nghiệp dài hạn không tìm được việc làm nhanh chóng, cho nên họ xuất hiện trên bảng lương thất nghiệp trong nhiều tuần hay nhiều tháng. 5. Các nhà kinh tế học đề xuất ít nhất hai giả thiết để giải thích sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào thập niên 70 và 80, và sự giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong thập niên 90. Thứ nhất là thành phần nhân khẩu học trong lực lượng lao động thay đổi. Do sự bùng nổ sinh đẻ thời hậu Chiến tranh thế giới II, số người lao động trẻ tuổi gia tăng trong thập niên 70. Lao động trẻ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, cho nên sự dịch chuyển thành phần nhân khẩu học này có xu hướng làm tăng thất nghiệp. Trong thập niên 90, lớp người lao động trong đợt bùng nổ sin ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 THẤT NGHIỆP 1. Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 2. Hãy mô tả sự khác biệt giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chờ việc?. 3. Trình bày ba cách giải thích về lý do tại sao tiền công thực có thể nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động? 4. Phần lớn tình trạng thất nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích câu trả lời của bạn. 5. Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao trong thập niên 70 và 80? Họ giải thích như thế nào về tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm xuống trong thập niên 90? ĐÁP ÁN 1. Tỷ lệ rời công việc và tỷ lệ tìm việc xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ rời công việc là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm mỗi tháng. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng thấp. 2. Thất nghiệp cọ xát là tình trạng thất nghiệp xảy ra do mất thời gian để tìm đúng việc cho đúng người. Tìm một việc phù hợp mất thời gian vì dòng thông tin về các ứng viên xin việc và việc làm cần người không phải là ngay tức thời. Vì những việc làm khác nhau đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và những mức lương khác nhau, người lao động thất nghiệp có thể không chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà người ta giới thiệu cho họ. Ngược lại, thất nghiệp chờ việc là thất nghiệp xảy ra do tính cứng nhắc của tiền lương và sự phân bổ công việc. Những người lao động này thất nghiệp chẳng phải vì họ mãi đi tìm một công việc phù hợp nhất với kỹ năng của họ (như trong trường hợp thất nghiệp cọ xát), mà là vì ứng với mức tiền công thực hiện tại, cung lao động vượt quá cầu lao động. Nếu tiền công không điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, thì những người lao động này phải “chờ đợi” mới có việc để làm. Vì vậy, thất nghiệp chờ việc phát sinh do doanh nghiệp thất bại trong việc giảm tiền công mặc dù dư cung lao động. 3. Tiền công thực có thể vẫn nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động do luật qui định mức lương tối thiểu, thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động, và tiền lương hiệu quả. Luật mức lương tối thiểu tạo ra tính cứng nhắc của tiền lương vì luật làm cho tiền lương không điều chỉnh về mức cân bằng được. Cho dù phần lớn người lao động được trả một mức lương cao hơn mức tối thiểu, nhưng đối với một số người lao động, đặc biệt là lao động không có tay nghề (lao động phổ thông) và không có kinh nghiệm, qui định mức lương tối thiểu làm tăng tiền lương Mankiw Kim Chi 10 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá 2006-2007 của họ lên cao hơn mức cân bằng. Do đó, qui định này làm giảm lượng cầu lao động của doanh nghiệp và dẫn đến tình trạng dư cung lao động, kết quả là thất nghiệp xảy ra. Thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động dẫn đến tính cứng nhắc của tiền lương vì tiền lương của người lao động thuộc liên đoàn được xác định không phải bởi cân bằng cung cầu mà bởi quá trình đàm phán tập thể giữa lãnh đạo liên đoàn và giám đốc doanh nghiệp. Thỏa thuận tiền lương thường làm tăng mức lương lên cao hơn mức cân bằng và cho phép doanh nghiệp quyết định số lượng lao động tuyển dụng. Mức lương cao này làm cho doanh nghiệp tuyển dụng ít lao động hơn so với mức lương cân bằng thị trường, vì thế làm tăng thất nghiệp chờ việc. Các lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao làm cho người lao động làm việc có năng suất hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu quả của người lao động có thể giải thích lý do tại sao doanh nghiệp không cắt giảm tiền lương bất kể có tình trạng dư cung lao động. Cho dù hạ mức lương sẽ giúp giảm chi phí lương của doanh nghiệp, nhưng nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động và do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 4. Tuỳ thuộc vào cách thức ta xem xét số liệu, phần lớn thất nghiệp xem ra có thể hoặc là ngắn hạn, hoặc là dài hạn. Đa số tình trạng thất nghiệp chỉ ngắn ngủi; nghĩa là đa số những người thất nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được việc làm. Mặt khác, phần lớn các tuần lễ thất nghiệp trong một tháng xem xét có thể được qui cho một số lượng nhỏ những người thất nghiệp dài hạn. Theo định nghĩa, những người thất nghiệp dài hạn không tìm được việc làm nhanh chóng, cho nên họ xuất hiện trên bảng lương thất nghiệp trong nhiều tuần hay nhiều tháng. 5. Các nhà kinh tế học đề xuất ít nhất hai giả thiết để giải thích sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào thập niên 70 và 80, và sự giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong thập niên 90. Thứ nhất là thành phần nhân khẩu học trong lực lượng lao động thay đổi. Do sự bùng nổ sinh đẻ thời hậu Chiến tranh thế giới II, số người lao động trẻ tuổi gia tăng trong thập niên 70. Lao động trẻ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, cho nên sự dịch chuyển thành phần nhân khẩu học này có xu hướng làm tăng thất nghiệp. Trong thập niên 90, lớp người lao động trong đợt bùng nổ sin ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
toán kinh tế kiến thức thống kê giáo trình đại học bài giảng chứng khoán đề cương ôn tập câu hỏi trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 473 0 0 -
Giáo trình Toán kinh tế: Phần 1 - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (năm 2022)
59 trang 319 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Toán kinh tế
32 trang 227 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 210 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 209 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 199 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 198 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 175 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 174 0 0