Kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 272.81 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nếu dữ liệu sinh ra là để người ta tin, mà đúng là phải như vậy, thì Việt Nam đang trong thời kỳ có những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.1 Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70% kể từ năm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽ xê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới, tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu người của Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới CENTER FOR BUSINESS AND GOVERNMENT TEL: (617) 495-1134 79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138 Fax: (617) 496-5245 VIETNAM PROGRAM David_Dapice@harvard.edu BIỂU DƯƠNG VÀ SUY NGẪM: KINH TẾ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Giáo sư David Dapice CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM, TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KENNEDY VÀ ĐẠI HỌC TUFTS Tháng 11 năm 2004 Mở đầu Nếu dữ liệu sinh ra là để người ta tin, mà đúng là phải như vậy, thì Việt Nam đang trong thời kỳ có những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.1 Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70% kể từ năm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽ xê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới, tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu người của Việt Nam xấp xỉ với Trung Quốc! Nghèo đói ở Việt Nam năm 2003 theo báo cáo đã giảm xuống dưới mức 30% so với 58% vào năm 1993.2 Ngay cả mức tăng trưởng trở lại của dân số với mức 1,5% một năm cũng có thể được xem là dấu hiệu cho thấy người dân lạc quan và khấm khá hơn. Một điều chắc chắn là các tiêu chí giáo dục như số học sinh đi học đã và đang được cải thiện, và tiêu chí y tế như mức tử vong của dân số đang giảm đi. Mặc dù lạm phát năm 2004 đạt đến đỉnh điểm gần 10%, sự ổn định kinh tế vĩ mô nhìn chung được đảm bảo với các khoản thâm hụt của chính phủ nằm trong tầm kiểm soát và tỉ giá hối đoái ổn định so với đồng Đô-la. Vậy có điều gì chưa hài lòng? Một đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng với mức nghèo đói và tỷ lệ tử vong đang giảm đi, trong khi đầu tư và xuất khẩu đều gia tăng, có vẻ như hoàn toàn đi đúng hướng. Xét theo nhiều khía cạnh thì đúng là như vậy. Nhưng theo một số khía cạnh khác thì không phải vậy. Bài viết này xem xét một số vấn đề mà một nhà lãnh đạo của Việt Nam hoặc một nhà phân tích chính sách quan tâm đến Việt Nam có thể phải băn khoăn. Luồng vốn chảy vào hay tính hiệu quả? Mức tăng trưởng hơn 7% là rất tốt, nhưng cũng nên được xem xét đối chiếu với các luồng vốn nước ngoài chảy vào ở mức rất cao. Năm 2004, doanh thu ròng từ dầu lửa đạt gần 5 tỉ đô-la; kiều hối sẽ nằm trong khoảng 3-4 tỉ đô-la; FDI sẽ vượt 3 tỉ đô-la; và ODA sẽ đạt 2 tỉ đô-la. Nếu chúng ta giả định GDP là 40 tỉ đô-la thì các luồng vốn vào chiếm hơn 30% GDP! Điều này gần bằng với lượng đầu tư ước tính và cho thấy một tỉ lệ tiết kiệm rất thấp từ nguồn thu nhập không phải từ dầu mỏ. Khó có thể biết được mỗi ống xy lanh này sẽ tiếp tục bơm vốn vào Việt Nam bao lâu nữa, nhưng thường thì một số sẽ ngưng hoặc chậm lại, ít ra là theo nghĩa tương đối. Đến lúc đó, mức tiết kiệm thấp và sự thiếu vắng một hệ thống tài chính có khả năng điều phối một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm cho các doanh nghiệp và công trình đầu tư hợp lý, sẽ trở thành một trở ngại lớn. Dấu hiệu rõ nhất về tính phi hiệu quả ở cấp độ vĩ mô xuất phát từ tỉ số vốn/sản lượng. Tỉ số này bằng mức đầu tư trên GDP (I/GDP) chia cho tốc độ tăng trưởng GDP thực. Với I/GDP vào khoảng 32% kể từ năm 2000 và mức tăng trưởng GDP đạt 6,7% một năm, phải mất gần 5 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng. So sánh con số này với các giá trị bằng 3 hay thấp hơn của Đài Loan hay Hàn Quốc trong thời kỳ các nước này tăng trưởng nhanh chóng. Ví dụ Đài Loan đã tăng trưởng 11% một năm từ 1963-73 trong khi đầu tư chỉ đạt bình quân 23% GDP. Điều đó có nghĩa là chỉ cần 2 đơn vị đầu tư để có một đơn vị tăng trưởng! Do đó, nhìn từ cấp độ này thì câu hỏi không phải là tại sao Việt Nam phát 1 Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính GDP thấp hơn số liệu chính thức nhưng lại cao hơn con số của IMF, và các số liệu này được sử dụng trong bài. Tăng trưởng GDP thực bình quân giai đoạn 2001-2004 là 6,7%. 2 Thống kê xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003, ấn bản của MOLISA và GTZ, Hà Nội, 2004, tr. 42-43. Định nghĩa nghèo đói trên là của Việt Nam, tương ứng với phần chi tiêu lương thực – thực phẩm đảm bảo 2100 calories/ngày cộng với các khoản chi tiêu khả dĩ khác cho các mặt hàng phi lương thực. Kết quả cho thấy ước tính thực trạng nghèo đói thấp hơn kết quả từ phương pháp 2 đô-la một ngày mà Ngân hàng Thế giới sử dụng, nhưng cũng không hẳn là thiếu chính xác. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004, Nghèo đói của Ngân hàng Thế giới. Tỉ lệ nghèo đói “lương thực” là thấp hơn 10%. 2 triển nhanh như vậy và đạt mức tăng trưởng 7%, mà là tại sao Việt Nam không tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng đó? Chắc chắn có thể tìm ra câu trả lời trong cách thức phân bổ đầu tư. Đầu tư nhà nước được phân bổ chiếm hơn 50% tổng đầu tư, và tỉ lệ này thật sự đã gia tăng từ giữa những năm 90. Nhiều dự án đầu tư công được chọn lựa kém, được thực hiện theo tiêu chuẩn quá cao hay chỉ đơn giản là quá tốn kém do tham nhũng. Có nhiều ước tính chính thức về mức độ thất thoát, nhưng nhìn chung là từ 20% trở lên trong đầu tư công. Thêm vào đó là sự “lãng phí” – việc xây dựng những dự án không cần thiết hoặc hào nhoáng. Vốn vay ngân hàng đa số vẫn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước và được sử dụng một cách kém hiệu quả. Thị trường chứng khoán là một cơ chế rút lui được kiểm soát chặt chẽ dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đa số người dân Việt Nam đổ tiền vào nhà ở và đất đai – trong khi giá đất bên ngoài các thành phố chính lại đang tiến gần đến hoặc ngang bằng giá đất ở Nhật, dù rằng thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ bằng 5% của Nhật ngay cả khi đã điều chỉnh theo sức mua. Nếu không, họ sẽ chi rất nhiều tiền để đưa con cái vào đào tạo trong một hệ thống giáo dục (ngoài công lập) có chất lượng, thường là ở nước ngoài. Đây là thực tế mặc dù đã có một số lượng rấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới CENTER FOR BUSINESS AND GOVERNMENT TEL: (617) 495-1134 79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138 Fax: (617) 496-5245 VIETNAM PROGRAM David_Dapice@harvard.edu BIỂU DƯƠNG VÀ SUY NGẪM: KINH TẾ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Giáo sư David Dapice CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM, TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KENNEDY VÀ ĐẠI HỌC TUFTS Tháng 11 năm 2004 Mở đầu Nếu dữ liệu sinh ra là để người ta tin, mà đúng là phải như vậy, thì Việt Nam đang trong thời kỳ có những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.1 Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70% kể từ năm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽ xê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới, tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu người của Việt Nam xấp xỉ với Trung Quốc! Nghèo đói ở Việt Nam năm 2003 theo báo cáo đã giảm xuống dưới mức 30% so với 58% vào năm 1993.2 Ngay cả mức tăng trưởng trở lại của dân số với mức 1,5% một năm cũng có thể được xem là dấu hiệu cho thấy người dân lạc quan và khấm khá hơn. Một điều chắc chắn là các tiêu chí giáo dục như số học sinh đi học đã và đang được cải thiện, và tiêu chí y tế như mức tử vong của dân số đang giảm đi. Mặc dù lạm phát năm 2004 đạt đến đỉnh điểm gần 10%, sự ổn định kinh tế vĩ mô nhìn chung được đảm bảo với các khoản thâm hụt của chính phủ nằm trong tầm kiểm soát và tỉ giá hối đoái ổn định so với đồng Đô-la. Vậy có điều gì chưa hài lòng? Một đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng với mức nghèo đói và tỷ lệ tử vong đang giảm đi, trong khi đầu tư và xuất khẩu đều gia tăng, có vẻ như hoàn toàn đi đúng hướng. Xét theo nhiều khía cạnh thì đúng là như vậy. Nhưng theo một số khía cạnh khác thì không phải vậy. Bài viết này xem xét một số vấn đề mà một nhà lãnh đạo của Việt Nam hoặc một nhà phân tích chính sách quan tâm đến Việt Nam có thể phải băn khoăn. Luồng vốn chảy vào hay tính hiệu quả? Mức tăng trưởng hơn 7% là rất tốt, nhưng cũng nên được xem xét đối chiếu với các luồng vốn nước ngoài chảy vào ở mức rất cao. Năm 2004, doanh thu ròng từ dầu lửa đạt gần 5 tỉ đô-la; kiều hối sẽ nằm trong khoảng 3-4 tỉ đô-la; FDI sẽ vượt 3 tỉ đô-la; và ODA sẽ đạt 2 tỉ đô-la. Nếu chúng ta giả định GDP là 40 tỉ đô-la thì các luồng vốn vào chiếm hơn 30% GDP! Điều này gần bằng với lượng đầu tư ước tính và cho thấy một tỉ lệ tiết kiệm rất thấp từ nguồn thu nhập không phải từ dầu mỏ. Khó có thể biết được mỗi ống xy lanh này sẽ tiếp tục bơm vốn vào Việt Nam bao lâu nữa, nhưng thường thì một số sẽ ngưng hoặc chậm lại, ít ra là theo nghĩa tương đối. Đến lúc đó, mức tiết kiệm thấp và sự thiếu vắng một hệ thống tài chính có khả năng điều phối một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm cho các doanh nghiệp và công trình đầu tư hợp lý, sẽ trở thành một trở ngại lớn. Dấu hiệu rõ nhất về tính phi hiệu quả ở cấp độ vĩ mô xuất phát từ tỉ số vốn/sản lượng. Tỉ số này bằng mức đầu tư trên GDP (I/GDP) chia cho tốc độ tăng trưởng GDP thực. Với I/GDP vào khoảng 32% kể từ năm 2000 và mức tăng trưởng GDP đạt 6,7% một năm, phải mất gần 5 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng. So sánh con số này với các giá trị bằng 3 hay thấp hơn của Đài Loan hay Hàn Quốc trong thời kỳ các nước này tăng trưởng nhanh chóng. Ví dụ Đài Loan đã tăng trưởng 11% một năm từ 1963-73 trong khi đầu tư chỉ đạt bình quân 23% GDP. Điều đó có nghĩa là chỉ cần 2 đơn vị đầu tư để có một đơn vị tăng trưởng! Do đó, nhìn từ cấp độ này thì câu hỏi không phải là tại sao Việt Nam phát 1 Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính GDP thấp hơn số liệu chính thức nhưng lại cao hơn con số của IMF, và các số liệu này được sử dụng trong bài. Tăng trưởng GDP thực bình quân giai đoạn 2001-2004 là 6,7%. 2 Thống kê xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003, ấn bản của MOLISA và GTZ, Hà Nội, 2004, tr. 42-43. Định nghĩa nghèo đói trên là của Việt Nam, tương ứng với phần chi tiêu lương thực – thực phẩm đảm bảo 2100 calories/ngày cộng với các khoản chi tiêu khả dĩ khác cho các mặt hàng phi lương thực. Kết quả cho thấy ước tính thực trạng nghèo đói thấp hơn kết quả từ phương pháp 2 đô-la một ngày mà Ngân hàng Thế giới sử dụng, nhưng cũng không hẳn là thiếu chính xác. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004, Nghèo đói của Ngân hàng Thế giới. Tỉ lệ nghèo đói “lương thực” là thấp hơn 10%. 2 triển nhanh như vậy và đạt mức tăng trưởng 7%, mà là tại sao Việt Nam không tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng đó? Chắc chắn có thể tìm ra câu trả lời trong cách thức phân bổ đầu tư. Đầu tư nhà nước được phân bổ chiếm hơn 50% tổng đầu tư, và tỉ lệ này thật sự đã gia tăng từ giữa những năm 90. Nhiều dự án đầu tư công được chọn lựa kém, được thực hiện theo tiêu chuẩn quá cao hay chỉ đơn giản là quá tốn kém do tham nhũng. Có nhiều ước tính chính thức về mức độ thất thoát, nhưng nhìn chung là từ 20% trở lên trong đầu tư công. Thêm vào đó là sự “lãng phí” – việc xây dựng những dự án không cần thiết hoặc hào nhoáng. Vốn vay ngân hàng đa số vẫn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước và được sử dụng một cách kém hiệu quả. Thị trường chứng khoán là một cơ chế rút lui được kiểm soát chặt chẽ dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đa số người dân Việt Nam đổ tiền vào nhà ở và đất đai – trong khi giá đất bên ngoài các thành phố chính lại đang tiến gần đến hoặc ngang bằng giá đất ở Nhật, dù rằng thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ bằng 5% của Nhật ngay cả khi đã điều chỉnh theo sức mua. Nếu không, họ sẽ chi rất nhiều tiền để đưa con cái vào đào tạo trong một hệ thống giáo dục (ngoài công lập) có chất lượng, thường là ở nước ngoài. Đây là thực tế mặc dù đã có một số lượng rấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế toàn cầu kinh tế thế giới chiến kinh doanh kinh tế Việt Nam quản trị doanh nghiệp kinh tế tăng trưởngTài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 356 0 0 -
38 trang 255 0 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 241 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 219 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 215 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 209 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0