Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng phát triển năm 2017
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 861.18 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu mô hình tăng trưởng kinh tế; khung khổ và điều hành các chính sách vĩ mô (bao gồm chính sách tiền tệ và tỷ giá, chính sách tài khóa và quản lý nợ công); vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng phát triển năm 2017 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂM 2017 GS. TS. Trần Thọ Đạt PGS.TS. Phạm Hồng Chương PGS. TS. Tô Trung Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Những diễn biến “gây sốc” ở hầu hết các khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc đã tạo nên một thế giới với nhiều biến động mạnh mẽ trong năm 2016, theo đó có tác động lớn đến hầu hết các nước, trong đó gây nhiều sức ép tiêu cực đến Việt Nam (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thuận lợi, thị trường ngoại hối còn biến động ở một số thời điểm, lạm phát gia tăng,…). Ở trong nước, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể khiến những điểm nghẽn tăng trưởng vẫn chưa được giải quyết triệt để, cũng như tác động của các chính sách nới lỏng đã dần đến hạn. Những vấn đề biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, sản lượng ngành khai khoáng giảm mạnh, làm giảm tốc độ tăng chung của ngành công nhiệp xây dựng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ ở mức 6,21%, giảm so với 6,68% năm 2015 và không đạt được chỉ tiêu 6,7% đặt ra. Điều này cho thấy nền kinh tế dễ tổn thương từ vấn đề biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên đã “tới hạn”. Tốc độ giảm giá dầu và lương thực thế giới chững lại, cùng với việc điều chỉnh mạnh giá các hàng hóa Nhà nước quản lý là những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng 4,74%, so với 0,63% năm 2015. Chính sách tiền tệ nới lỏng chủ yếu để hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ, đi kèm với vấn đề nợ xấu ở hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết triệt để khiến mức lãi suất giảm không sâu và chưa thực sự hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển. Thâm hụt ngân sách ở mức cao và nợ công đã chạm ngưỡng cảnh báo phản ánh những rủi ro vĩ mô đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng có một số điểm sáng như cán cân thương mại thặng dư, và cùng với FDI giải ngân gia tăng ở mức cao kỷ lục đã đóng góp lớn vào thặng dư cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó, thị trường ngoại hối và tỷ giá trong năm tương đối ổn định. Trong năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ gặp một số thách thức chính như biến động thế giới khó lường, thể chế kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa được cải thiện mạnh mẽ, dư địa chính sách thu hẹp, vấn đề biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt,... Vì vậy, việc đạt được các chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội đặt ra cho năm 2017 (tăng trưởng 6,7% và lạm phát 4%) là rất khó khăn. 15 Dẫn nhập Những diễn biến của kinh tế thế giới năm 2016 đã có những tác động đến kinh tế Việt Nam như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không quá thuận lợi (do kinh tế Mỹ, châu u hay Nhật Bản (những bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam) xấu đi trong năm 2016); thị trường ngoại hối có một số biến động ở một số thời điểm (theo sau một số sự kiện như việc bỏ phiếu ra khỏi châu u của người dân nh, Donald Trump thắng cử tổng Thống Mỹ và kế hoạch tăng lãi suất cơ bản của FED); hay lạm phát trong nước không còn quá thấp như năm 2015 (một phần do mức độ giảm của giá dầu thế giới chỉ còn bằng 1/3 so với mức giảm giá năm 2015, cũng như giá các mặt hàng năng lượng khác đều phục hồi trong Quý IV năm 2016). Ở trong nước, năm 2016 đã chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua hàng loạt các Nghị quyết quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Tiếp nối chuỗi các Nghị quyết 19 kể từ năm 2014, ngày 28/4/2016, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, theo đó, một số mục tiêu quan trọng là đến hết năm 2016, môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình nhóm nước SE N-4, và đến năm 2020, một số chỉ tiêu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nằm trong nhóm nước ASEAN-3. Một số các Nghị quyết quan trọng khác như Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016, hay Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 cũng đều đưa ra những nhiệm vụ cũng như giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một yếu tố nữa tác động lớn đến kinh tế trong nước trong năm 2016 cũng như các năm tiếp theo là vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH). Năm 2016 được ghi nhận là năm Việt Nam phải gánh chịu nhiều sự cố môi trường và thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), rét đậm và rét hại trên diện rộng ở các tỉnh phía Bắc, mưa lũ và ngập lụt ở miền Trung, hạn hán ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây 16 Nguyên và Đông Nam Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư ở quy mô lớn. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế nêu trên, bài viết sẽ đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2016 thông qua các khu vực chính như khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ, khu vực ngân sách. Phần cuối của bài viết là triển vọng kinh tế năm 2017. Khu vực kinh tế thực Sau khi tăng trưởng ở mức 6,68% trong năm 2015, cao nhất trong vòng 5 năm (2011-2015), kinh tế Việt Nam gặp khó khăn hơn trong năm 2016, với tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 6,21%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng phát triển năm 2017 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂM 2017 GS. TS. Trần Thọ Đạt PGS.TS. Phạm Hồng Chương PGS. TS. Tô Trung Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Những diễn biến “gây sốc” ở hầu hết các khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc đã tạo nên một thế giới với nhiều biến động mạnh mẽ trong năm 2016, theo đó có tác động lớn đến hầu hết các nước, trong đó gây nhiều sức ép tiêu cực đến Việt Nam (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thuận lợi, thị trường ngoại hối còn biến động ở một số thời điểm, lạm phát gia tăng,…). Ở trong nước, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể khiến những điểm nghẽn tăng trưởng vẫn chưa được giải quyết triệt để, cũng như tác động của các chính sách nới lỏng đã dần đến hạn. Những vấn đề biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, sản lượng ngành khai khoáng giảm mạnh, làm giảm tốc độ tăng chung của ngành công nhiệp xây dựng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ ở mức 6,21%, giảm so với 6,68% năm 2015 và không đạt được chỉ tiêu 6,7% đặt ra. Điều này cho thấy nền kinh tế dễ tổn thương từ vấn đề biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên đã “tới hạn”. Tốc độ giảm giá dầu và lương thực thế giới chững lại, cùng với việc điều chỉnh mạnh giá các hàng hóa Nhà nước quản lý là những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng 4,74%, so với 0,63% năm 2015. Chính sách tiền tệ nới lỏng chủ yếu để hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ, đi kèm với vấn đề nợ xấu ở hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết triệt để khiến mức lãi suất giảm không sâu và chưa thực sự hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển. Thâm hụt ngân sách ở mức cao và nợ công đã chạm ngưỡng cảnh báo phản ánh những rủi ro vĩ mô đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng có một số điểm sáng như cán cân thương mại thặng dư, và cùng với FDI giải ngân gia tăng ở mức cao kỷ lục đã đóng góp lớn vào thặng dư cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó, thị trường ngoại hối và tỷ giá trong năm tương đối ổn định. Trong năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ gặp một số thách thức chính như biến động thế giới khó lường, thể chế kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa được cải thiện mạnh mẽ, dư địa chính sách thu hẹp, vấn đề biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt,... Vì vậy, việc đạt được các chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội đặt ra cho năm 2017 (tăng trưởng 6,7% và lạm phát 4%) là rất khó khăn. 15 Dẫn nhập Những diễn biến của kinh tế thế giới năm 2016 đã có những tác động đến kinh tế Việt Nam như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không quá thuận lợi (do kinh tế Mỹ, châu u hay Nhật Bản (những bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam) xấu đi trong năm 2016); thị trường ngoại hối có một số biến động ở một số thời điểm (theo sau một số sự kiện như việc bỏ phiếu ra khỏi châu u của người dân nh, Donald Trump thắng cử tổng Thống Mỹ và kế hoạch tăng lãi suất cơ bản của FED); hay lạm phát trong nước không còn quá thấp như năm 2015 (một phần do mức độ giảm của giá dầu thế giới chỉ còn bằng 1/3 so với mức giảm giá năm 2015, cũng như giá các mặt hàng năng lượng khác đều phục hồi trong Quý IV năm 2016). Ở trong nước, năm 2016 đã chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua hàng loạt các Nghị quyết quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Tiếp nối chuỗi các Nghị quyết 19 kể từ năm 2014, ngày 28/4/2016, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, theo đó, một số mục tiêu quan trọng là đến hết năm 2016, môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình nhóm nước SE N-4, và đến năm 2020, một số chỉ tiêu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nằm trong nhóm nước ASEAN-3. Một số các Nghị quyết quan trọng khác như Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016, hay Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 cũng đều đưa ra những nhiệm vụ cũng như giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một yếu tố nữa tác động lớn đến kinh tế trong nước trong năm 2016 cũng như các năm tiếp theo là vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH). Năm 2016 được ghi nhận là năm Việt Nam phải gánh chịu nhiều sự cố môi trường và thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), rét đậm và rét hại trên diện rộng ở các tỉnh phía Bắc, mưa lũ và ngập lụt ở miền Trung, hạn hán ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây 16 Nguyên và Đông Nam Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư ở quy mô lớn. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế nêu trên, bài viết sẽ đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2016 thông qua các khu vực chính như khu vực kinh tế thực, khu vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ, khu vực ngân sách. Phần cuối của bài viết là triển vọng kinh tế năm 2017. Khu vực kinh tế thực Sau khi tăng trưởng ở mức 6,68% trong năm 2015, cao nhất trong vòng 5 năm (2011-2015), kinh tế Việt Nam gặp khó khăn hơn trong năm 2016, với tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 6,21%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam năm 2016 Cơ cấu ngành sản xuất Tăng trưởng GDP GDP bình quân đầu ngườiTài liệu liên quan:
-
38 trang 255 0 0
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 218 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 209 0 0 -
46 trang 204 0 0
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 191 1 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 179 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 155 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 125 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0