Kinh tế Việt Nam năm 2018 - bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 530.77 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018 (1/1/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2018 - bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 - BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ ĐỂ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Công Đức ThS. Đào Thu Huyền Trường Đại học Công đoàn Tóm tắt Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018 (1/1/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Trên cơ sở những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong năm 2017 là tiền đề để Việt Nam tiếp tục tạo bước đột phá phát triển kinh tế trong năm 2018 nhằm tranh thủ những lợi thế sẵn có trong và ngoài nước, đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải pháp cụ thể và một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế điều hành của Chính phủ. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam; bối cảnh thế giới; cơ hội và thách thức 1. Đặt vấn đề Từ khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân đã nâng cao rõ rệt. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây khi mà xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn để đưa đất nước phát triển. Với mong muốn giúp cho mọi người hiểu rõ hơn sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại, tác giả đi phân tích bối cảnh quốc tế, những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang có từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hơn nữa trong năm 2018, tạo bước đột phá để hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và là năm bản lề để chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2017 2.1. Bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2017 Năm 2017 vừa qua cho chúng ta thấy thế giới mặc dù còn nhiều xung đột, bất ổn về chính trị nhưng bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng, khởi sắc trên các lĩnh vực. 41 Theo báo cáo của Liên Hợp quốc (LHQ) về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đã khởi sắc trong những tháng đầu năm, với sản lượng công nghiệp trong thời gian này đã phục hồi khiêm tốn cùng với hoạt động thương mại, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ khu vực Đông Á tăng mạnh. Động lực chính cho sự hồi phục trên của kinh tế thế giới là nhờ các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trên đà dịch chuyển, Đông Á và Nam Á tiếp tục duy trì vị thế là hai khu vực phát triển năng động nhất. Điểm sáng là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản... tăng trưởng tốt; trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tăng trưởng chậm (do giá hàng hóa vẫn ở mức thấp) và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu tăng trưởng tốt hơn (hưởng lợi nhờ tận dụng yếu tố đầu vào giảm). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 có thể đạt mức 3,5% so với năm 2016, cao hơn mức đã dự báo hồi tháng 3 năm 2017 là 3,3%. Thương mại toàn cầu phục hồi và tăng trưởng khá, dự báo có thể tăng từ mức 2,2% năm 2016 lên 4% trong năm 2017. Kinh tế Mỹ liên tục cải thiện tăng trưởng: Số liệu ước tính lần thứ ba của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy GDP nước này tăng trưởng ở mức rất khả quan 3,1% trong quý II, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với lần ước tính trước đó vào tháng 8. Đây được ghi nhận là mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm trước, quý II năm nay là quý thứ tư liên tiếp kinh tế Mỹ chứng kiến sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng ở mức 2,2%, cao nhất kể từ quý IV/2015. Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng tích cực này chủ yếu bắt nguồn từ sự gia tăng trong tiêu dùng, đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ liên bang và xuất khẩu. Cụ thể, trong tiêu dùng, gia tăng rõ rệt nhất là chi tiêu vào nhà ở, dịch vụ truyền thông và thuốc men được kê đơn. Đối với đầu tư từ khối doanh nghiệp, sự gia tăng đến từ đầu tư vào các trang thiết bị, cấu trúc và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Theo đó, tổng đầu tư của khu vực tư nhân trong quý II tăng 1,58% và 5,13%, cao hơn mức tăng tương ứng trong các quý trước đó. Báo cáo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu xây dựng tăng 0,8%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 1,257 nghìn tỷ USD trong tháng 11-2017, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 20161. Nhờ số liệu tích cực từ ngành chế 42 tạo của Mỹ, giá dầu gia tăng, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục tăng mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc. Nhìn chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp (4,1%) và lạm phát (1,7%) đều cho thấy, năm 2017 được đánh giá là năm tăng trưởng tốt đối với nền kinh tế Mỹ trong thập niên qua. Kinh tế Mỹ năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,5%; tốc độ này vẫn được duy trì trong năm 2018, sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2019 và 2,0% vào năm 2020. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao trong tháng 2/2017 khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây thực tế là một tin tốt chứng tỏ người tiêu dùng chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất trong tháng 3/2017 và có thể sẽ còn tăng thêm 2 đợt nữa vào tháng 6 và tháng 9 trong năm. Bảng 1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Mỹ Đơn vị tính: đô la Năm tài chính 1 tháng 10 năm 2017 – 30 tháng 9 năm 2018 Số liệu thống kê GDP $20,19 nghì ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2018 - bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 - BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ ĐỂ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Công Đức ThS. Đào Thu Huyền Trường Đại học Công đoàn Tóm tắt Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018 (1/1/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Trên cơ sở những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong năm 2017 là tiền đề để Việt Nam tiếp tục tạo bước đột phá phát triển kinh tế trong năm 2018 nhằm tranh thủ những lợi thế sẵn có trong và ngoài nước, đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải pháp cụ thể và một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế điều hành của Chính phủ. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam; bối cảnh thế giới; cơ hội và thách thức 1. Đặt vấn đề Từ khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân đã nâng cao rõ rệt. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây khi mà xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn để đưa đất nước phát triển. Với mong muốn giúp cho mọi người hiểu rõ hơn sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại, tác giả đi phân tích bối cảnh quốc tế, những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang có từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hơn nữa trong năm 2018, tạo bước đột phá để hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và là năm bản lề để chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2017 2.1. Bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2017 Năm 2017 vừa qua cho chúng ta thấy thế giới mặc dù còn nhiều xung đột, bất ổn về chính trị nhưng bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng, khởi sắc trên các lĩnh vực. 41 Theo báo cáo của Liên Hợp quốc (LHQ) về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đã khởi sắc trong những tháng đầu năm, với sản lượng công nghiệp trong thời gian này đã phục hồi khiêm tốn cùng với hoạt động thương mại, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ khu vực Đông Á tăng mạnh. Động lực chính cho sự hồi phục trên của kinh tế thế giới là nhờ các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trên đà dịch chuyển, Đông Á và Nam Á tiếp tục duy trì vị thế là hai khu vực phát triển năng động nhất. Điểm sáng là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản... tăng trưởng tốt; trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tăng trưởng chậm (do giá hàng hóa vẫn ở mức thấp) và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu tăng trưởng tốt hơn (hưởng lợi nhờ tận dụng yếu tố đầu vào giảm). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 có thể đạt mức 3,5% so với năm 2016, cao hơn mức đã dự báo hồi tháng 3 năm 2017 là 3,3%. Thương mại toàn cầu phục hồi và tăng trưởng khá, dự báo có thể tăng từ mức 2,2% năm 2016 lên 4% trong năm 2017. Kinh tế Mỹ liên tục cải thiện tăng trưởng: Số liệu ước tính lần thứ ba của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy GDP nước này tăng trưởng ở mức rất khả quan 3,1% trong quý II, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với lần ước tính trước đó vào tháng 8. Đây được ghi nhận là mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm trước, quý II năm nay là quý thứ tư liên tiếp kinh tế Mỹ chứng kiến sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng ở mức 2,2%, cao nhất kể từ quý IV/2015. Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng tích cực này chủ yếu bắt nguồn từ sự gia tăng trong tiêu dùng, đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ liên bang và xuất khẩu. Cụ thể, trong tiêu dùng, gia tăng rõ rệt nhất là chi tiêu vào nhà ở, dịch vụ truyền thông và thuốc men được kê đơn. Đối với đầu tư từ khối doanh nghiệp, sự gia tăng đến từ đầu tư vào các trang thiết bị, cấu trúc và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Theo đó, tổng đầu tư của khu vực tư nhân trong quý II tăng 1,58% và 5,13%, cao hơn mức tăng tương ứng trong các quý trước đó. Báo cáo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu xây dựng tăng 0,8%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 1,257 nghìn tỷ USD trong tháng 11-2017, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 20161. Nhờ số liệu tích cực từ ngành chế 42 tạo của Mỹ, giá dầu gia tăng, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục tăng mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc. Nhìn chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp (4,1%) và lạm phát (1,7%) đều cho thấy, năm 2017 được đánh giá là năm tăng trưởng tốt đối với nền kinh tế Mỹ trong thập niên qua. Kinh tế Mỹ năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,5%; tốc độ này vẫn được duy trì trong năm 2018, sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2019 và 2,0% vào năm 2020. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao trong tháng 2/2017 khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây thực tế là một tin tốt chứng tỏ người tiêu dùng chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất trong tháng 3/2017 và có thể sẽ còn tăng thêm 2 đợt nữa vào tháng 6 và tháng 9 trong năm. Bảng 1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Mỹ Đơn vị tính: đô la Năm tài chính 1 tháng 10 năm 2017 – 30 tháng 9 năm 2018 Số liệu thống kê GDP $20,19 nghì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Kinh tế Việt Nam Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hộ Dự toán ngân sách nhà Hội nhập kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 420 0 0
-
8 trang 349 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 347 0 0 -
38 trang 239 0 0
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 222 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 205 0 0 -
46 trang 202 0 0
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 190 0 0 -
6 trang 190 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 175 0 0