Gwenda Webster - Phạm Phong lược dịch 20. 6 là sinh nhật của Kurt Schwitters (1887-1948, Đức). Ông được coi là một trong những bậc thầy lớn nhất về tranh cắt dán..Năm 1918, nhân một dịp triển lãm, Schwitters được gặp gỡ những nghệ sĩ tiến bộ nhất châu Âu lúc đó – những người theo trường phái Vị lai Ý.và Dada Zurich. Mùa đông năm ấy, Schwitters bắt đầu làm tranh cắt dán, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ Hans Arp."Coulisses de Foret" của Hans Arp. (Trong cả bài, các bạn nhớ bấm thẳng vào hình để xem...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kurt Schwitters – một kết thúc có hậu Kurt Schwitters – một kết thúc có hậuGwenda Webster - Phạm Phong lược dịch20. 6 là sinh nhật của Kurt Schwitters (1887-1948, Đức). Ông được coilà một trong những bậc thầy lớn nhất về tranh cắt dán..Năm 1918, nhân một dịp triển lãm, Schwitters được gặp gỡ những nghệsĩ tiến bộ nhất châu Âu lúc đó – những người theo trường phái Vị lai Ývà Dada Zurich. Mùa đông năm ấy, Schwitters bắt đầu làm tranh cắtdán, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ Hans Arp.Coulisses de Foret của Hans Arp. (Trong cả bài, các bạn nhớ bấmthẳng vào hình để xem bản rõ hơn nhé).Một trong những tác phẩm cắt dán đầu tiên của Schwitters có tên làHansi, thoạt trông là khiến ta nghĩ ngay tới tác phẩm của Arp.HansiMùa xuân năm 1919, Schwitters bắt đầu làm một loạt tranh từ nhữngđồ đầu thừa đuôi thẹo, trong đó có một bức với một mẩu chứa bốn chữMERZ – cắt từ một trang quảng cáo cho Kommerz- und Privatbank(ngân hàng?). Merz chẳng mấy chốc trở thành một cái tên gắn cho hầunhư mọi hoạt động của Schwitters, và thực vậy, từ năm 1922,Schwitters thậm chí đã gọi mình là Kurt Merz Schwitters, hay đơn giảnchỉ là Merz.MerzTrong một triển lãm giữa năm 1919, Schwitters cho bày những tácphẩm cắt dán Merz của ông, cùng mấy bức màu nước “kì dị”, như bức“The Heart goes from Sugar to Coffee” (Trái tim đi từ đường tới càphê). Merz gây xôn xao trong giới phê bình, kèm thêm một chiến dịchquảng bá thành công, cổ súy cho bài thơ đầy khiêu khích An AnnaBlume do ông sáng tác, khiến ông nổi tiếng khắp cả nước. Mặc dùkhông dính líu tới đảng phái chính trị nào, nhưng nghệ thuật củaSchwitters vẫn hay bị tố là “đe dọa các giá trị truyền thống Đức”, trongkhi bản thân ông thì bị coi là “không yêu nước”, hay thường xuyênhơn, là “điên”.Trái tim đi từ Đường tới Cà phêVậy là Schwitters cứ thế nổi như cồn nhờ sự chống đối của công chúng,và từ 1919 tới 1923, ông đã tạo ra một loạt những bức Merz mà ngàynay được coi là đóng góp vĩ đại nhất của ông cho mỹ thuật thế kỷ 20.Những bức Merz này mang theo một sức căng bên trong – một thứ sứccăng có được nhờ cách đặt cạnh nhau đầy nhạy cảm, giữa trừu tượngvới hiện thực, thẩm mỹ với rác rưởi, nghệ thuật và đời. Động năng bêntrong chính là một trong những đặc điểm của loại tranh Merz.Schwitters làm chủ tuyệt đối trong sử dụng màu, cân bằng một cáchtinh tế giữa nội dung và hình thức, và chơi được trò chơi hỗ tương phứctạp giữa cái thô và cái tinh, như trong bức Merzbild Rossfett, 1919…Merzbild Rossfett, 1919… hay gần như tối giản trong bức Revolving, 1919, dùng trơ trọi vậtliệu để chuyển tải một vũ trụ quay cuồng đổ bóng bí ẩn, vượt ra khỏiranh giới của khung tranh.RevolvingCuộc cách mạng của Schwitters đến trễ – mãi 32 tuổi, ông mới có triểnlãm Merz đầu tiên, nhưng Merz đã thay đổi đời ông “tận gốc”. Độtnhiên ông đứng vào hàng ngũ tiên phong của nghệ thuật đương đại,sánh vai với các “ông lớn” tiên phong khác của Dada, của Bauhaus vàcủa thế hệ mới các nghệ sĩ Tạo dựng từ Đông Âu. Niềm say mê củaSchwitters là không giới hạn, và trong 10 năm sau đó, ông đã tiến hànhcác thử nghiệm “chấn động” trong đủ mọi lĩnh vực, từ kịch trừu tượng,thơ trừu tượng, đến nghệ thuật đa phương tiện, vẽ trên cơ thể, âm nhạc,nhiếp ảnh, và cả kiến trúc. Ông là một nghệ sĩ trình diễn hạng siêu, mộtnhà văn viết rất nhiều, tác phẩm của ông in được thành năm tập; ôngcho xuất bản một tờ báo Merz đầy sáng tạo, xuất bản đều đặn suốt 9năm, từ 1923 tới 1932. Ông còn là một thợ in hàng đầu vào thời đó,thành lập cái mà sau này trở thành đại lý quảng cáo rất thành công làMerz Werbe, vào năm 1924.Bìa một tờ MerzCác hoạt động của Schwitters từ 1922 trở về sau phần lớn đã báo trướccho một phong trào có tên “International Constructivism” (Tạo dựngQuốc tế) – một phong trào nhắm tới cuộc chuyển đổi hoàn toàn của xãhội với sự tham gia của nghệ sĩ như một vai trò then chốt. Tuy nhiên,vốn là một bậc thầy về màu sắc tinh tế và cân bằng đầy cẩn trọng, sựthâu nạp của Schwitters đối với các nguyên tắc của trường phái Tạodựng (chủ yếu dựa trên các màu căn bản, các hình dạng hình học)không phải lúc nào cũng có lợi cho tác phẩm của ông, mặc dầu phươngpháp có-vẻ-như-tối-giản (của trường phái này) đến với ông một cáchhoàn toàn tự nhiên (trước đó chính ông cũng đã từng thử, như các bức“Những hình vuông màu“).Coloured Squares (Những hình vuông màu)Từ năm 1924, bố cục các bức Merz trở nên rành mạch hơn, đồng “chất”hơn, từng yếu tố thành to hơn, đơn giản hơn. Nhưng may mắn là dù cóthay đổi, Schwitters vẫn không từ bỏ ý tưởng Merz – thứ nghệ thuật tốicao của các mảnh, đoạn – như ta có thể thấy trong bức “Relief withCross and Spheres” tuyệt đỉnh của ông, với hiệu quả của những màuảm đạm và bố cục chặt chẽ theo trường phái Tạo dựng được bù lại mộtcách tuyệt vời bởi những đường cong sắc bén, bởi bóng đổ, bởi nhữngmẩu đầu thừa đuôi thẹo mà Schwitters hằng yêu thích trong những b ...