Thông tin tài liệu:
.Như ta biết, cách đây ít năm, đã xuất hiện hai “kỷ lục” thư pháp chữ Việt. Đó là “thư pháp Tuyên ngôn độc lập” và “thư pháp Truyện Kiều” của Trịnh Tuấn (TT). Đồng thời với những lời quảng cáo trên TV, báo chí và những lời khen ngợi của môt số người, là những ý kiến ngược lại và những bức xúc của không ít người về sự kiện này. Tôi là một trong số những người không tán đồng những cái gọi là “kỷ lục” đó, vì đã sớm nhận ra những sai lầm xung quanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"KỶ LỤC" THƯ PHÁP VÀ NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG BUỒN
KỶ LỤC THƯ PHÁP VÀ NHỮNG SAI LẦM
ĐÁNG BUỒN
trang bia cuon thu phap Binh Ngo Dai Cao cua
Trinh Tuan, kho 90x210cm, nang 300kg, ruot gom
43 trang, moi trang day 5cm duoc boi bang giay
xuyen chi.
Như ta biết, cách đây ít năm, đã xuất hiện hai “kỷ lục” thư pháp chữ Việt.
Đó là “thư pháp Tuyên ngôn độc lập” và “thư pháp Truyện Kiều” của Trịnh
Tuấn (TT). Đồng thời với những lời quảng cáo trên TV, báo chí và những
lời khen ngợi của môt số người, là những ý kiến ngược lại và những bức xúc
của không ít người về sự kiện này. Tôi là một trong số những người không
tán đồng những cái gọi là “kỷ lục” đó, vì đã sớm nhận ra những sai lầm xung
quanh chúng. ý định viết bài này đã có từ lâu nhưng tôi chưa viết bởi vì lúc
đầu tôi xem nhẹ ảnh hưởng xấu của chúng. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng
thấy “xem nhẹ ảnh hưởng xấu của chúng” là điều đáng trách. Mặt khác,
trước tình hình không mấy khả quan của phong trào thư pháp chữ Việt mà
một phần là do tác động không tốt từ những sai lầm của không ít người khi
theo đuổi loại hình nghệ thuật này, đã thôi thúc tôi bày tỏ ý kiến của mình.
Dưới đây tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến về những sai lầm đó.
Sai lầm về cách thể hiện thư pháp
Trước hết, thư pháp là một loại hình nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong cuộc
sống rất đáng được trân trọng và phát triển. Không giống ý kiến của một vài
người cho rằng chỉ có những loại chữ giống chữ Hán mới có thư pháp, tôi
cho rằng bất cứ loại chữ nào cũng có thư pháp thích hợp của nó. Chữ Việt
cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, phong trào thư pháp chữ Việt chỉ
mới nở rộ lên trong ít năm gần đây. Thư pháp chữ Việt đang ở giai đoạn
những bước đi chập chững ban đầu, chưa khẳng định được mình. Điều đó
giải thích tại sao nhiều người có cảm giác bức xúc khi xem các “tác phẩm”
thư pháp chữ Việt và họ cho rằng các tác giả đang bôi bẩn chữ Việt. Họ
không phải cách điệu mà đang cố gắng biến dạng một cách tuỳ tiện chữ viết
và cho rằng đó là “thư pháp”. Phần lớn các “nhà thư pháp” chữ Việt đều
dùng cách thể hiện “na ná” nhau như vậy. TT không phải là ngoại lệ khi thể
hiện các “kỷ lục” đó. Tác giả đã lầm lẫn trong thể hiện thư pháp “văn bản”
và thư pháp “tranh chữ”. Đối với tranh chữ, yêu cầu “xem cảm” rất quan
trọng và có thể đặt nhẹ yêu cầu “xem hiểu”, nhưng đối với văn bản, yêu cầu
“xem hiểu” cực kỳ quan trọng, trong khi không được coi nhẹ yêu cầu “xem
cảm”. Tác phẩm thư pháp thể hiện văn bản phải dùng tài thể hiện “thẩm mỹ”
để lôi cuốn người xem, tạo điều kiện cho họ hiểu sâu sắc nội dung văn bản
và không được làm cho người xem phân tán tư tưởng. tác giả đã dùng thể
chữ chẳng ra “cuồng thảo”, cũng chẳng ra “hành thư” một cách tuỳ tiện để
thể hiện toàn bộ Truyện Kiều và những văn bản hết sức trang trọng (các
Tuyên ngôn Độc lập). Cách viết như vậy trong những lô giấy nặng hàng tạ
đã gây khó khăn cho người xem, khiến người xem bức xúc. Như vậy, làm
sao có thể cho rằng tác giả “muốn đem giá trị có thật đến với đông đảo quần
chúng” (như tác giả đã có lần phát biểu) được.
Sai lầm trong công nhận “kỷ lục”
Khi con người đã đạt đến “độ chín” nhất định về năng lực (tài năng) hãy nên
nghĩ tới
lập kỷ lục. Nếu năng lực còn “xanh” thì sự ráng sức lập kỷ lục chỉ làm cho
chút ít tài năng nhanh bị “thui chột” mà thôi!
Cái sai ở đây là người ta đã công nhận cái thứ mà bất kỳ ai biết viết và có
tiền mua giấy cũng có thể làm được, là kỷ lục! Việc làm này sẽ gây nhiều tác
hại không những cho chính tác giả mà còn có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt
động thư pháp Việt nam.
Khi công nhận bất cứ kỷ lục nào cũng phải dựa trên các tiêu chí nhất định.
Mặc dù đây là kỷ lục về kích cỡ và sức nặng của tác phẩm thư pháp, không
phải là kỷ lục về chất lượng nghệ thuật (trên đời này làm gì có kỷ lục về chất
lượng), nhưng tối thiểu cũng phải xem chất lượng nghệ thuật có đạt yêu cầu
không đã. Chất lượng nghệ thuật không đạt yêu cầu tối thiểu thì khác nào ta
đã công nhận kỷ lục về độ lớn của những “đống rác”! Mặt khác, việc công
nhận kỷ lục phải nhằm khuyến khích phát triển tài năng của con người. Tuy
nhiên, mục đích đó ở đây không những không đạt được mà còn có tác dụng
ngươc lại. Trong khi trình độ thể hiện thư pháp chữ Việt còn non nớt mà đã
khuyến khích việc lập kỷ lục là một sai lầm.Việc này giống như khuyến
khích việc “lấy lượng bù chất”, không giúp họ tích cực trau dồi trình độ và
còn nguy hiểm hơn là khiến “kỷ lục gia” ảo tưởng về tài năng của mình. Vậy
việc công nhận những “kỷ lục” này nhằm mục đích gì? Để tuyên dương “cái
tâm” của tác giả ư? Vấn đề là “cái tâm” đó hướng vào đâu? Nhìn vào cách
thể hiện “tác phẩm” không biết có mấy ai thấy được “cái tâm” đó hướng vào
Bác Hồ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...hay không (?) Cái “tâm” của tác giả có
trong sáng hay không, có lẽ tác giả là người rõ hơn cả. Cho dù TT thực sự có
ý muốn thể hiện sự tôn trọng các tác giả, tác phẩm, nhưng tất cả những gì
mà TT thể hiện đều chứng minh điều ngược lại.
Có nh ...