Danh mục

Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.34 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất, là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của Luật sư. Đây là khâu kết tinh các công sức của Luật sư từ việc chuẩn bị, tìm tòi các chứng cứ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ đến việc đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho họ một cách công khai. Kết quả của việc bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự sẽ được ghi nhận ở giai đoạn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất, là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của Luật sư. Đây là khâu kết tinh các công sức của Luật sư từ việc chuẩn bị, tìm tòi các chứng cứ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ đến việc đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho họ một cách công khai. Kết quả của việc bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự sẽ được ghi nhận ở giai đoạn này. Vì vậy, Luật sư phải chuẩn bị thật tốt mọi công việc trước khi ra phiên toà. 1. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI DIỄN RA PHIÊN TÒA Chuẩn bị xong đề cương luận cứ bảo vệ mới là điều kiện cần để bảo vệ tại phiên toà. Trước khi ra phiên toà, Luật sư phải đọc lại bản luận cứ bào chữa hoặc bảo vệ để xem có cần bổ sung sửa chữa gì không. Đối với những điểm quan trọng cần phải viện dẫn tài liệu hoặc lời khai của một người tham gia tố tụng nào đó, cần dùng bút nhớ dòng đánh dấu để khi trình bày, Luật sư trích đọc tài liệu cần viện dẫn. Căn cứ vào nội dung vụ án và đề cương luận cứ đã viết, Luật sư chuẩn bị các tài liệu có liên quan để viện dẫn tại phiên toà. Thông thường Luật sư phải mang theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tùy thuộc vào việc bảo vệ (cho bị cáo hoặc đương sự) mà Luật sư chuẩn bị các tài liệu cần thiết như các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp; Công văn của Toà án nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ. Luật sư cũng cần đọc kỹ các văn bản, tài liệu này, đánh dấu những đoạn cần viện dẫn trích đọc để khi cần thì có thể sử dụng được ngay mà không phải mất thời gian tìm kiếm. Đối với một số tài liệu về nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị cáo như các giấy tờ chứng nhận thành tích trong công tác, trong học tập, sản xuất và chiến đấu; các giấy tờ chứng nhận bị cáo thuộc diện chính sách ưu tiên, gia đình có công với cách mạng; các giấy tờ chứng nhận về sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình của bị cáo… cũng phải được chuẩn bị để xuất trình cho Hội đồng xét xử và sử dụng khi bào chữa. Trước khi ra phiên toà, Luật sư phải dự kiến kế hoạch xét hỏi. Việc xây dựng kế hoạch xét hỏi giúp Luật sư hỏi có trọng tâm, xác định được những vấn đề cần làm rõ, không bỏ sót, không có những câu hỏi thừa hoặc vô nghĩa, không bị lúng túng trước sự trả lời của người bị hỏi. Tuỳ vào nội dung vụ án, các tình tiết được thể hiện trong hồ sơ, Luật sư dự kiến những người cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi (nếu vụ án có nhiều bị cáo), hỏi ai trước, ai sau; Dự kiến cách đặt câu hỏi; Nhất thiết những câu hỏi phải làm rõ các tình tiết của vụ án sao cho có lợi cho người mình bảo vệ. Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Tránh việc đặt câu hỏi quá chung chung, dài dòng hoặc không rõ đó là câu hỏi hay câu giải thích, vì hỏi như thế sẽ làm cho người bị hỏi không biết phải trả lời như thế nào. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai được khai tại cơ quan điều tra của họ, Luật sư chuẩn bị sẵn lời khai này, đánh dấu những điểm cần hỏi để luôn luôn chủ động khi xét hỏi. 2. CÁC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA 2.1. ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên toà xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà Bộ luật TTHS quy định hay không. Khi thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người được triệu tập, Luật sư cần ghi lại để biết những người nào Toà án triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt. Nếu thấy sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ cản trở xét xử thì Luật sư phải chuẩn bị sẵn ý kiến để khi chủ toạ phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị của mình để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ. Luật sư cần căn cứ vào quy định tại các Điều: 189, 190, 191, 192, 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên toà để đề xuất ý kiến cho chính xác. Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Điều 190 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửi trước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử. Trong trường hợp người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 57 luật mới Bộ luật tố tụng hình sự vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà. Điều 191 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: 1- Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. 2- Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người làm chứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì Chủ toạ phiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định người giám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập. Nếu người giám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng xét xử bắt buộc phải hoãn phiên toà trong một số trường hợp, còn một số trường hợp khác lại được xem xét để quyết định hoãn ...

Tài liệu được xem nhiều: