Danh mục

Kỹ năng viết bài biện hộ cho người bị hại trong tố tụng hình sự tại phiên tòa giả định và thực tiễn tại trường Đại học Luật Huế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các kỹ năng cần thiết trong viết bài biện hộ cho người bị hại trong Tố tụng hình sự, chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình viết bài biện hộ và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng viết bài biện hộ cho người bị hại trong tố tụng hình sự tại phiên tòa giả định và thực tiễn tại trường Đại học Luật Huế KỸ NĂNG VIẾT BÀI BIỆN HỘ CHO NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HUẾ Đặng Ngọc Phúc Phan Thị Thương Lê Văn Tài TÓM TẮT Viết bài biện hộ là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với luật sư tươnglai. Việc tổ chức các phiên tòa giả định nhằm hướng đến sự phát triển kỹ năng viếtbài biện hộ của mỗi sinh viên luật cũng như giúp sinh viên rèn luyện ngay khi cònngồi trên ghế nhà trường... Bài viết tập trung phân tích các kỹ năng cần thiết trongviết bài biện hộ cho người bị hại trong Tố tụng hình sự, chỉ ra một số hạn chế còntồn tại trong quá trình viết bài biện hộ và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả áp dụng kỹ năng viết bài biện hộ tại Việt Nam. Từ khóa: Kỹ năng viết bài biện hộ, người bị hại, phiên tòa giả định 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây tại Việt Nam, hoạt động “phiên tòa giả định” đangdần trở nên phổ biến thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên luật. Thông qua phiêntòa giả định, sinh viên sẽ được trải nghiệm và học tập các kỹ năng cần thiết khi ratrường. Hiện nay, nhiều hoạt động phiên tòa giả định được diễn ra để tuyên truyền,giảng dạy các kỹ năng như kỹ năng tranh tụng, kỹ năng phân tích, tư duy… mà lại ítchú trọng đến kỹ năng viết bài biện hộ dẫn đến các kỹ năng khác không được bổ trợ,phát huy tốt. Thực tế, một số phiên tòa giả định giả định được diễn ra, sinh viên thựchiện bài viết biện hộ của mình không được tốt, không biết cách triển khai các nộidung trong bài biện hộ dẫn đến khi tranh tụng không đạt hiệu quả. Điều này cũng cóthể xuất phát từ lý do chưa có một bài hướng dẫn cụ thể về các kỹ năng cơ bản củamột bài biện hộ trên cơ sở khuôn mẫu lấy một đối tượng cụ thể. Chính vì vậy, ở bàiviết này nhóm tác giả nghiên cứu và chỉ rõ các kỹ năng cần thiết của một bài biện hộtrên cơ sơ áp dụng khuôn mẫu đối với đối tượng là người bị hại trong Tố tụng hình Lớp chuyên ngành - Luật Dân sự K42C, Số điện thoại: 0866857217Email: levantai28072000@gmail.com 12sự. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đó, nhóm tác giả sẽ hệ thống hóa các nội dung về ngườibị hại, các kỹ năng cần thiết khi viết bài biện hộ cho người bị hại, đồng thời chỉ ranhững hạn chế còn tồn tại trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết bài biện hộ và đưara một số giải pháp khắc phục. 2. Khái quát chung về người bị hại trong Tố tụng hình sự Khái niệm người bị hại có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như dướigóc độ ngôn ngữ học, dưới góc độ nạn nhân học và dưới góc độ pháp luật hình sự vàtố tụng hình sự, cụ thể: Dước góc độ ngôn ngữ pháp lý thì người bị hại là “Người bị thiệt hại về thểchất, tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là cánhân… chứ không thể là pháp nhân”4. Dưới góc độ nạn nhân học, người bị hại được hiểu là nạn nhân trực tiếp của tộiphạm. “Khái niệm người bị hại trong nạn nhân học dựa trên cơ sở các tiêu chí kháchquan, phản ánh sự kiện phạm tội có thực gây ra thiệt hại. Nếu như một người thực tếtrực tiếp gánh chịu thiệt hại từ tội phạm, mà không được công nhận là người bị hại,thì bản chất vẫn là người bị hại. Quyết định mang tính hình thức này chỉ thể hiện trênphương diện tố tụng chứ không làm thay đổi thực tế của việc gây ra hậu quả”5. Ở dưới góc độ pháp luật, khái niệm người bị hại được thể hiện đầy đủ và rõ rànghơn. Tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 “Người bị hại được hiểu làcá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan tổ chứcbị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc de dọa gây ra”. Trong một số trường hợp, có thể vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh thì người đại diệnhợp pháp của người bị hại sẽ thực hiện quyền giống như người bị hại. Theo quy địnhtại 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại hoặc người đại diện hợppháp của bị hại có được các quyền như: Được thông báo, giải thích quyền và nghĩavụ quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồvật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; biện pháp bảo đảm bồi thường;…Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì4 Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr. 198.5 Nguyễn Khắc Hải, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 34, Số 2 (2018), tr.87. 13người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Đối với cơ quan, tổ chứclà bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổchức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền vànghĩa vụ6. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các quyền này thì người bị hại có thể nhờ người biệnhộ cho mình. Do đó, người biện hộ cho người bị hại đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong việc tìm chân lý, bảo vệ quyền và lợi ích hộ pháp cho người bị hại. 3. Kỹ năng viết bài biện hộ cho người bị hại trong Tố tụng hình sự Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được khái niệm thế nào là biện hộ trong phiên tòa.Theo từ điển tiếng Việt từ biện hộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: