Danh mục

Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.51 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm: Nông Lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa học, nó kết hợp một cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đát đai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợpKỹ thuật canh tácnông lâm kết hợpKhái niệm: Nông Lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoahọc, nó kết hợp một cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp giữatrồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ranhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đát đai. Môi trường sinh thái bền vững,ít tốn chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.I. Các hệ canh tác nông lâm kết hợp.1. Hệ canh tác nông - lâm kết hợpCây trồng chính là cây nông nghiệp, cây lâm nghiêp nhằm mục đích phòng hộ chocây nông nghiệp, kết hợp để cung cấp gỗ củi.2. Hệ canh tác lâm - nông kết hợp.Cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp là cây trồng xen kết hợp để:- Hạn chế cỏ dại xâm chiếm trong các rừng mới trồng.- Chăm sóc bảo vệ rừng trồng được tốt hơn.- Chống cháy rừng trong mùa khô.- Giảm giá thành trồng rừng.- Đặc biệt là giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân địa phương làm nghềrừng.- Tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.3. Hệ canh tác súc - lâm kết hợp.- Mục đích chủ yếu là thâm canh đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc, kết hợptrồng xen cây lâm nghiệp, đặc biệt là các loài cây gỗ họ đậu để có khả năng cốđịnh đạm nhằm.- Nâng cao năng năng suất đồng cỏ.- Tạo bóng mát cần thiết cho gia súc.- Tạo hàng rào ngăn cách không cho gia súc tự do, để thực hiện việc chăn thả luânphiên gia súc trên đồng cỏII. Tại sao phải canh tác NLKH.1. Nguyên nhân gây xói mòn đất: Có 2 nguyên nhân gây xói mòn đất đó là.- Động năng của hạt mưa- Động năng của dòng chảy.2. Các biện pháp chống xói mòn đất.- Trồng cây tạo ra độ che phủ mặt đất bằng các tán lá thực vật.- Hạn chế công việc cày bừa xới xáo làm đất trong mùa mưa.- Trồng luân canh cây nông nghiệp ngắn ngày trong các khoảng băng .- Sử dụng trồng cây họ đậu bằng các băng xanh trên đường đồng mức.2.1. Trồng cây băng xanh theo đường đồng mứca/ Tầm quan trọng của các cây xanh họ đậu có khả năng cố định đạm trồng theođường đồng mức.- Ngăn chặn các dòng chảy trên bề mặt đất khi mưa lớn, bảo vệ đất chống xói mòn,tăng cao độ ẩm cho đất, chống thoái hoá đất trong các phương thức canh tác trênđất dốc.- Các băng xanh theo đường đồng mức thường được đốn phát nhiều lần trong năm,nên đã tạo ra được một nguồn phân xanh khá lớn từ 10 -15 tấn /ha/năm để bón chođất canh tác.- Các băng cây xanh còn có tác dụng tăng thêm độ che phủ của đất trong mùa mưa,cành lá để phủ cho đất trong mùa nắng hạn, giữ được độ ẩm cho đất được tốt hơn.- Một số loài cây trồng trong các băng xanh còn là nguồn thức ăn cho gia súc từ lá,ngọn non và hạt. Hoặc làm thực phẩm cho con người như dứa chè.- Băng xanh còn có tác dụng tạo tàn che cho các loại cây trồng lâm nghiệp khi cònnhỏ không chịu được cường độ ánh sáng mạnh như hồi, quế.2.2. Các đối tượng áp dụng:- Canh tác các cây trồng nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc như lúa nương, ngô,lạc, đỗ, vừng vào các khoảng trống của băng.- Thâm canh các cây công nghiệp dài ngày trên đất dốc như: Cà phê, chè, dâu tằm.- Xây dựng các vườn cây ăn quả lâu năm trên đất dốc.- Trồng rừng đặc sản có mật độ thưa trên đất dốc như: Rừng hồi, rừng trẩu, rừng dẻăn quả..2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn các cây thân gỗ để trồng trong các băng xanh:- Cây có khả năng cố định đạm từ khí quyển.- Cây để trồng từ hạt hoặc thân cây cụt và sẵn giống.- Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh ngay từ năm đầu.- Cây có khả năng tái sinh chồi mạnh sau khi bị đốn cắt nhiều lần trong năm.- Cây có nhiều công dụng lá làm thức ăn cho gia súc, thân làm củi.- Cây có khả năng thích ứng rộng trong các môi trường đất khắc nghiệt.- Cây có biên độ sinh thái rộng về khí hậu và đất.2.4. Một số loài cây đã được sử dụng xây dựng các băng xanh có khả năng tốt ởviệt nam.Cây cốt khí: năng suất chất xanh 23 - 24 tấn /ha/năm.Cây đậu công: Lá làm thức ăn gia súc, năng suất chất xanh 42 tấn tươi /ha/năm.Đậu triều Thái Lan: Hạt ăn được năng suất xanh đạt 30 - 40 tấn /ha/năm.Cây keo dậu: Lá làm thức ăn cho gia súc, thân làm củi và gỗ nhỏ. Năng suất chấtxanh 30 - 40 tấn /ha/năm.Hoa hoè: Dùng làm dược liệu.Ngoài ra còn có một số cây khác cũng được trồng để làm băng xanh như cỏ voi, cỏvetiver, cỏ sả, dứa.III. Kỹ thuật thiết kế mô hình nông lâm kết hợp.- Thông thường cây lâm nghiệp được bố trí trồng ở phần đỉnh đổi từ 30 - 60% diệntích, gồm các loại cây bản địa như lim, lát, trám, quế..- Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1m theo đường đồng mức như: Cốt khí, keo dậu,đậu thiều hoặc trồng cỏ, dứa vừa có hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn.- Phần sườn đồi bố trí trồng cây công nghiệp như: Chè, cao su, capê, lạc, đậu.- Phần chân đồi bố trí cây ăn quả vải, nhãn, cam, chanh, mơ, mận, xoài..- Dưới cùng là ao cá, ruộng lúa nước, rau màu các loại.IV. Nông lâm kết hợp hệ sản xuất RVAC đối với hộ gia đình Miền núi.1. RVAC là gì?R: Rừng V: Vườn A: Ao C: Chuồng2. Lợi ích c ...

Tài liệu được xem nhiều: