Danh mục

Kỹ thuật chăn nuôi dê part 8

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các yếu tố môi trường và quản lý khác dẫn đến các dạng bệnh trên là: Sân ướt, lầy bùn, bãi cỏ chăn thả không thoát nước, móng chân mọc dài, nhốt chật chội, dê mới nhập đàn bị bệnh, dê vận chuyển từ xa về thải mầm bệnh vào đồng cỏ. Móng chân mọc dài nhanh là một trong nguyên nhân chính gây bệnh, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và cắt móng chân cho dê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 8chân bị mềm và ẩ m dễ bị viêm da và chấn thương cơ học. Các yếu tố môi trườngvà quản lý khác dẫn đến các dạng bệnh trên là: Sân ướt, lầy bùn, bãi cỏ chăn thảkhông thoát nước, móng chân mọc dài, nhốt chật chội, dê mới nhập đàn bị bệnh, dêvận chuyển từ xa về thải mầm bệnh vào đồng cỏ. Móng chân mọc dài nhanh là mộttrong nguyên nhân chính gây bệnh, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và cắt móngchân cho dê.Điều kiện để lây lan bệnh là gia súc nhiễm bệnh và mẫn cảm với bệnh tiếp xúc vớinhau trên đồng cỏ trong môi trường ẩm và nóng.Triệu chứng lâm sàngDê bị què rõ rệt khi thấy có hoại tử ở xung quanh móng. Lúc đầu dê chống 2 khuỷuchân trước dể đi, sau đó thì không đi được nữa. Biểu bì giữa các móng chân bịxưng lên. Lớp móng sừng bong ra khỏi ngón chân, mủ xuất hiện. M ùi thối do hoạitử rất đặc trưng. Thể lực suy sút và khả năng sản xuất giảm.Điều trịBệnh thối móng có tính truyền nhiễm rất cao, khi phát hiện ra một con bệnh th ìphải kiểm tra toàn bộ chân của đàn dê để điều trị.Một số kỹ thuật điều trị cần quan tâm như cắt móng chân, sử dụng bể thuốc ngâmchân và điều trị kháng sinh. Gọt bỏ những phần tổ chức bị chết, tìm các bọc mủ vàloại bỏ hết mủ đi, sau đó ngâm chân mắc bệnh vào bể thuốc sát trùng. Dao gọtmóng nên sát trùng bằng dung dịch formalin 10% để tránh sự lây lan bệnh. Cácvẩy cắt từ móng thối phải đem đốt.Sử dụng dung dịch ngâm chân sát trùng phải đảm bảo không gây kích thích dangười và dê khi bước vào bể. Dung dịch Sun-phát kẽm 10% là nồng độ phù hợp vàcó tác dụng tốt. Trong trường hợp nặng cần ngâm chân trong 1 giờ, lặp lại 3lần/tuần. Sau khi ngâm xong nên để dê ở nền đất khô để cho móng khô.Có thể dùng một số thuốc kháng khuẩn thay cho việc ngâm chân sau khi cắt gọtmóng. Các thuốc đó là: sulfat kẽm, sulfat đồng. Một số kháng sinh nhưTetracyclin, và Penicillin cần được rắc hoặc bôi trực tiếp vào phần móng viêm. Saukhi rắc thuốc cần băng móng để chóng hồi phục.Tiêm kháng sinh cũng có thể có tác dụng (1 liề u tiêm penicillin 40.000 IU/kg, tiêmbắp).Trong khi điều trị không được cho dê vào chỗ ướt, lầy bẩn. Không cho chăn thảcùng với đàn dê khoẻ ít nhất 14 ngày sau điều trị.Phòng bệnhPhải kiểm tra chân dê mới mua về thật kỹ để phát hiện các vết loét. Nếu có dấuhiệu bệnh thì phải điều trị (bể ngâm chân, thuốc bột) và nuôi nhốt cách ly trong 2tuần trước khi nhập đàn.Nên kiểm tra móng chân thường xuyên xem có mọc dài quá không. Thường xuyêncắt móng là việc làm rất cần thiết.Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm(Contagious Ecthyma)Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh. Người dễ bị nhiễm bệnh khitiếp xúc với con vật bệnh. Vì vậy người chăn nuôi, điều trị dê nên đeo găng tay!Nguyên nhân và dịch tễBệnh được gây nên bởi một loại vi rút (parapox virus). Nó xâm nhập vào dê quachỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Tỷ lệ chết do đói hoặcbệnh thứ phát có thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩyrơi xuống đất có thể là nguồn truyền bệnh quan trọng cho những con khác trongthời gian vài tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn truyền bệnh quan trọngkhác là dê mắc bệnh.Triệu chứng lâm sàngCác nốt nhú đỏ phát triển nhanh thành các mụn nước, mụn mủ và tạo vẩy. Các vếtthương mọc nhanh có vẩy cứng chủ yếu ở trên môi, mép, nhưng cũng có thể xuấthiện ở mật, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vách móng và sườn. Các vết loétcó thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng được phủ lớp bựa trắng. Dê đau,kém ăn, chảy dãi có mùi hôi. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Dê mớichuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn.Điều trịVì bệnh do vi rút gây nên nên kháng sinh không có hiệu lực. Nhưng các loại khángsinh lại có tác dụng đối với bệnh thứ phát xuất hiện. Một số dung dịch sát tr ùngđược dùng để điều trị các vết loét ở môi, mồm của những con mắc bệnh. Có thể sửdụng Ecthymatocid (Hỗn hợp pha chế bởi 40 ml cồn Iốt 20% và 20 g bột tetran hoàvới 1 lít mật ong) để bôi vào vết loét 2-3 lần/ngày.Bệnh lở mồm long móng(Foot and Mouth Disease - FMD)Nguyên nhânBệnh gây ra do một loại vi-rút có khả năng truyền nhiễm rất cao. Mầm bệnh có thểtồn tại trong cơ thể và có nguy cơ xảy ra sau một năm hoặc lâu hơn nữa khi đã hếttriệu chứng lâm sàng. Bệnh lây lan theo đường thức ăn, nước uống và không khíhoặc do vi-rút xâm nhập vào mắt, niêm mạc của cơ thể.Triệu chứng lâm sàngKhi mắc bệnh này, người ta thường phát hiện bằng một số triệu chứng như dê lờđờ, đi tập tễnh, kém ăn rồi bỏ ăn, sốt cao. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là xuấthiện các mụn nước nhỏ ở trên lớp niêm mạc mồm, lưỡi. Các mụn đó khi vỡ ra đểlại các vết loét, tạo thành các lỗ nhỏ ăn sâu vào lớp tế bào dưới niêm mạc. Các mụnnày còn xuất hiện ở móng và trên bàn chân làm cho da vùng này trở nên tái xám.Sau khi các mụn vỡ ra để lại các vết loét sâu, có thể gây long móng. Mụn cũng cóthể xuất hiện trên bầu vú, làm dê đau đớn, nếu đang nuôi con thì không cho con búnữa. Dê con mắc bệnh hay bị chết đột ngột, dê mẹ có chửa hay bị xảy thai.Khi thấy dê có những biểu hiện lâm sàng như trên cần báo ngay cho cơ quan thú ybiết để kiểm tra và xử lý kịp thời.Điều trị và phòng bệnhKhông có biện pháp nào điều trị được bệnh này khi dê đã mắc bệnh ở mức nặng.Nếu dê mới bị nhiễm ở mức nhẹ thì nhốt cách ly và dùng cồn iốt 10% bôi cục bộliên tục 2-3 lần/ngày và tiêu độc bằng thuốc sát trùng mạnh như formalin có thểcứu vãn được tình thế.Trong khi nước ta chưa sản xuất được vắc xin, tốt nhất nên sử dụng vắc xin đa giánhập từ nước ngoài để tiêm phòng cho dê, nhất là ở những vùng đã có tiền sử mắcbệnh này.B. Những bệnh gây nên do ký sinh trùngBệnh giun trònNhiễm giun tròn đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân chính của sự haotổn và giảm khả năng sản xuất của dê ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong điều kiện nuôich ...

Tài liệu được xem nhiều: