Danh mục

Kỹ thuật điện tử - Các mạch ứng dụng OPAMP - Nguyễn Ngọc Mai Khanh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.58 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta sẽ định nghĩa một bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng theo những đặc tính như sau: 1. Nó có hệ số khuếch đại vô cùng. 2. Trở kháng ngõ vào là vô cùng. 3. Trở kháng ngõ ra là 0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật điện tử - Các mạch ứng dụng OPAMP - Nguyễn Ngọc Mai KhanhNgười soạn: NGUYỄN NGỌC MAI KHANH Bộ Môn Kỹ Thuật Điện TửChương 8: CÁC MẠCH ỨNG DỤNG OPAMP 8-1 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN LÝ TƯỞNG. Nhắc lại rằng đại thuật toán là một khuếch đại ghép trực tiếp (vi sai) với hai ngõ vào và một ngõ ra. Chúng ta sẽ định nghĩa một bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng theo những đặc tính như sau: 1. Nó có hệ số khuếch đại vô cùng. 2. Trở kháng ngõ vào là vô cùng. 3. Trở kháng ngõ ra là 0. Mặc dù trên thực tế, không có bộ đại nào thỏa mãn hoàn toàn bất kỳ các yêu cầu trên, nhưng chúng ta xem như mô hình khuếch đại có hệ số khuếch đại và trở kháng ngõ vào rất lớn, và trở kháng ngõ ra rất nhỏ, đó là những kết quả sai số nhỏ không đáng kể so với những đặc điểm lý tưởng đó. Hình 8-1 trình bày kí hiệu chuẩn cho một bộ khuếch đại thuật toán. Chú ý rằng: hai ngõ vào được đặt là “ + ” và “ - “ và những tín hiệu ngõ vào đã được chỉ rõ tương ứng vi+ và vi. Nếu những ngõ vào là các tín hiệu khác pha, thì ngõ ra bộ khuếch đại sẽ cùng pha với vi+ và ngược pha với vi-. Vì lý do này, ngõ vào cực dương được gọi là ngõ vào không đảo và ngõ vào âm được gọi là ngõ vào đảo. Trong nhiều ứng dụng, một trong các ngõ vào bộ khuếch đại được nối đất, nên vo cùng pha với ngõ vào nếu tín hiệu được nối với ngõ vào không đảo, và vo là ngược pha với ngõ vào nếu tín hiệu được nối với ngõ vào đảo. Những ý tưởng này được tóm tắt trong bảng kèm theo hình 8-1. Hình 8-1: Ký hiệu đại thuật toán, ngõ vào đảo (-) và ngõ vào không đảo (+) Ở thời điểm này, một câu hỏi chính đáng mà có lẽ đã xảy ra với người đọc là: nếu hệ số khuếch đại là vô cùng, ngõ ra có thể là những dạng gì khác hơn là một dạng sóng xén? Về lý thuyết, nếu khuếch đại có hệ số khuếch đại là vô cùng, thì một điện áp vào rất nhỏ phải cho kết quả ở điện áp ngõ ra là rất lớn. Câu trả lời, dĩ nhiên là hệ số khuếch đại đó không là vô cùng, mà chỉ là rất lớn. Tuy nhiên, nó chỉ đúng khi một điện áp ngõ vào rất nhỏ sẽ gây ra khuếch đại điện áp ở ngõ ra để lái tới giới hạn điện áp dương hoặc âm rất lớn. Thực tế trả lời là khuếch đại thuật toán thì ít khi sử dụng toàn bộ hệ số khuếch đại cho ngõ vào. Đáng lý ra, những điện trở vô cùng thì được nối vào bộ khuếch Trang 8.1Người soạn: NGUYỄN NGỌC MAI KHANH Bộ Môn Kỹ Thuật Điện Tử đại sao cho tín hiệu được khuếch đại không lớn như vậy. Những điện trở gây ra giảm hệ số khuếch đại qua tín hiệu hồi tiếp, chúng ta sẽ làm quen trong phần hồi tiếp âm. KHUYẾCH ĐẠI ĐẢO Sơ đồ mạch như hình 8-2. Đây là một ứng dụng khá hữu ích của bộ khuếch đại thuật toán. Ngõ vào không đảo được nối đất, vin được nối qua R1 với ngõ vào đảo, và điện trở hồi tiếp Rf được nối giữa ngõ ra và vi-. Bởi vì sử dụng bộ khuếch đại ở chế độ đảo, nên ta chỉ rõ hệ số khuếch đại điện áp là –A, vì vậy: vo = -A vi- (8-1) Chú ý vi khác vi- . Chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa vo và vin khi độ lớn của A là vô cùng. Hình 8-2: Một ứng dụng của đại thuật toán với tín hiệu vin đi qua R1, điện trở hồi tiếp Rf. vo/vi- = -A Hình 8-3 chỉ ra kết quả của điện áp và dòng điện đó khi tín hiệu vào vin được kết nối. Từ định luật Ohm, dòng điện i1 là sự chênh lệch về áp trên R1, chia cho R1: Hình 8-3: Kết quả điện áp và dòng điện với điện áp vào vin. Trang 8.2Người soạn: NGUYỄN NGỌC MAI KHANH Bộ Môn Kỹ Thuật Điện Tử i1= (vin – vi-)/R1. (8-2) Tương tự, dòng điện if là sự sai biệt áp qua Rf, chia cho Rf. if = ( vi- - vo )/Rf. ( 8-3 ) Theo định luật Kirchhoff dòng ở ngõ vào đảo, chúng ta có i1= if + i- (8-4) Ở đó i- là dòng đi vào bộ khuếch đại ở ngõ vào đảo. Tuy nhiên, khuếch đại lý tưởng có trở kháng ngõ vào vô cùng, mà giá trị i- phải bằng 0. Vậy thì rất đơn giản i1 = if. Thay thế (8-2) và (8-3) vào (8-5) được (vin – vi-)/ R1 = (vi- - vo)/Rf hoặc vin/R1 – vi-/R1 = vi-/Rf - vo/Rf (8-6) Từ định nghĩa ( biểu thức 8-1), vi- = -vo/A (8-7) nếu bây giờ giả định rằng |A| = vô cùng, ta thấy rằng –vo/A = 0. Và do đó vi- = 0 ( khuếch đại lý tưởng, với |A| = vô cùng) (8-8) thay vi- = 0 vào (8-6) được vin/R1 = -vo/Rf hay vo/vin = -Rf/R1. (8-9) Chúng ta thấy rằng hệ số khuếch đại là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: