Danh mục

Kỹ thuật điện tử - ĐHSP KT Hưng Yên

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (88 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu Kỹ thuật điện tử của ĐHSP KT Hưng Yên để cùng tìm hiểu về 9 bài học cơ bản như sau: Các đại lượng cơ bản, các linh kiện thụ động, chất bán dẫn, diode và mạch ứng dụng, transistor lưỡng cực, Ứng dụng cơ bản của transistor ngắn gọn,transistortrường và linh kiện bán dẫn nhiều mặt ghép, linh kiện quang điện tử, IC.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật điện tử - ĐHSP KT Hưng YênKỹ thuật Điện tử Biên tập bởi:Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng YênKỹ thuật Điện tử Biên tập bởi:Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Các tác giả:Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/5ac39975MỤC LỤC1. Lời nói đầu2. Bài 1: Các đại lượng cơ bản 2.1. Các đại lượng cơ bản3. Bài 2: Các linh kiện thụ động 3.1. Các linh kiện thụ động4. Bài 3: Chất bán dẫn 4.1. Chất bán dẫn5. Bài 4: DIODE và Mạch ứng dụng 5.1. DIODE và Mạch ứng dụng6. Bài 5: TRANSISTOR Lưỡng cực 6.1. TRANSISTOR Lưỡng cực7. Bài 6: Ứng dụng cơ bản của TRANSISTOR ngắm gọn 7.1. Ứng dụng cơ bản của TRANSISTOR ngắn gọn8. Bài 7: TRANSISTOR Trường và linh kiện bán dẫn nhiều mặt ghép 8.1. TRANSISTOR Trường và linh kiện bán dẫn nhiều mắt ghép9. Bài 8: Linh kện quang Điện tử 9.1. Linh kiện quang Điện tử10. Bài 9: IC 10.1. IC11. TÀI LIỆU THAM KHẢOTham gia đóng góp 1/86Lời nói đầuModule Kỹ thuật điện tử cung cấp các kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử và mạchđiện đơn giản bao gồm: • Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng của các linh kiện thụ động, bán dẫn và IC • Cách nhận biết, đọc trị số và các thông số kỹ thuật khác của linh kiện điện tử thông dụng • Mạch khuếch đại sử dụng transistor lưỡng cực, transistor trường; Mạch khuếch đại thuật toán • Phương pháp đo kiểm linh kiện và các mạch điện cơ bảnPhần thực hành: sinh viên vận hành, bảo quản thiết bị đo cơ bản; nhận biết linh kiện;phân tích, lắp ráp, đo kiểm một số mạch điện đơn giản.Cuốn đề cương này được biên soạn dựa trên khung chương trình module “Kỹ thuật điệntử” thuộc chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp trong khuôn khổ dự án HàLan.Cuốn đề cương này chứa nội dung của 14 bài học theo đúng trình tự và mục tiêu thiếtkế của chương trình. Các bài học được trình bày khá cụ thể với nhiều kiến thức bổ íchgiúp người học dễ tiếp thu nội dung bài học cũng như đạt được các kỹ năng cần thiếttheo mục tiêu của module. 2/86Bài 1: Các đại lượng cơ bảnCác đại lượng cơ bảnĐiện áp và dòng điệnCó hai khái niệm định lượng cơ bản của một mạch điện. Chúng cho phép xác định trạngthái về điện ở những điểm, những bộ phận khác nhau vào những thời điểm khác nhaucủa mạch điện và do vậy chúng còn được gọi là các thông số trạng thái cơ bản của mộtmạch điện.Khái niệm điện áp được rút ra từ khái niệm điện thế trong vật lý, là hiệu số điện thế giữahai điểm khác nhau của mạch điện. Thường một điểm nào đó của mạch được chọn làmđiểm gốc có điện thế bằng 0 (điểm nối đất). Khi đó, điện thế của mọi điểm khác trongmạch có giá trị âm hay dương được mang so sánh với điểm gốc và được hiểu là điện áptại điểm tương ứng. Tổng quát hơn, điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu làUAB)xác định bởi:UAB = VA - VB = -UBAVới VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nói đất hay còn gọi là nối mát).Khái niệm dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động của các hạt mang điện trongvật chất do tác động của trường hay do tồn tại một gradien nồng độ hạt theo không gian.Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thếthấp, từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt tích điện dươngthấp và do vậy ngược với chiều chuyển động của điện tử.Từ các khái niệm đã nêu trên, cần rút ra mấy nhận xét quan trọng sau: • Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch. • Để bảo toàn điện tích, tổng các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó (quy tắc nút với dòng điện). Từ đó suy ra, trên một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi điểm là như nhau. • Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ có điện trở khác không (xem khái niệm nhánh ở 1.1.4) nối giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau luôn bằng nhau. (Quy tắc vòng đối với điện áp). 3/86Tính chất điện của một phần tửKhái niệm phần tử ở đây là tổng quát, đại diện cho một yếu tố cấu thành mạch điện haymột tập hợp nhiều yếu tố tạo nên một bộ phận của mạch điện. Thông thường, phần tử làmột linh kiện trong mạch.Định nghĩa:Tính chất điện của một phần tử bất kì trong một mạch điện được thể hiện qua mối quanhệ tương hỗ giữa điện áp U trên hai đầu của nó và dòng điện I chạy qua nó và được địnhnghĩa là điện trở (hay điện trở phức - trở kháng) của phần tử. Nghĩa là khái niệm điệntrở gắn liền với quá trình biến đổi điện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: