Kỹ thuật điện tử - Lý thuyết bán dẫn - Võ Kỳ Châu
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 591.22 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cấu trúc nguyên tử Trước khi bắt đầu tìm hiểu các linh kiện điện tử ta phải hiểu vật liệu chế tạo nên chúng. Kiến thức về vật liệu ở mức độ cấu trúc sẽ giúp ta dự đoán và điều khiển các dòng điện tích có trong vật liệu. Ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét cấu trúc nguyên tử để xem cấu trúc này ảnh hưởng như thế nào lên tính chất điện của vật liệu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật điện tử - Lý thuyết bán dẫn - Võ Kỳ Châu Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn 1 Lý thuyết bán dẫn 1-1 Cấu trúc nguyên tử Trước khi bắt đầu tìm hiểu các linh kiện điện tử ta phải hiểu vật liệu chế tạo nên chúng. Kiến thức về vật liệu ở mức độ cấu trúc sẽ giúp ta dự đoán và điều khiển các dòng điện tích có trong vật liệu. Ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét cấu trúc nguyên tử để xem cấu trúc này ảnh hưởng như thế nào lên tính chất điện của vật liệu. Như đã biết mọi vật liệu đều được tạo nên từ các nguyên tử và các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có cấu trúc như nhau. Mỗi nguyên tử bao gồm một hạt nhân ở trung tâm chứa các điện tích dương mà ta gọi là proton. Hạt nhân được bao xung quanh bởi các electron mang điện tích âm. Số lượng electron bằng với số lượng proton trong hạt nhân và vì điện tích của proton và electron là bằng nhau nên nguyên tử trung hòa về điện. Tùy theo loại nguyên tố, các hạt nhân của nguyên tử có thể chứa các neutron không mang điện tích. Hình 1-1(a) biểu diễn sơ đồ cấu trúc một nguyên tử của nguyên tố silicon, vật liệu thường được sử dụng để chế tạo các linh kiện bán dẫn. Hình này cho thấy hạt nhân chứa 14 proton (mang điện tích dương) và 14 neutron, và vì nguyên tử có 14 electron (mang điện tích âm) quay xung quanh nên nguyên tử trung hòa về điện. Các electron được sắp xếp vào ba quĩ đạo xung quanh hạt nhân. Ta nói các electron này chiếm một lớp vỏ nguyên tử. Mỗi lớp vỏ nguyên tử không thể chứa nhiều hơn một số tối đa các electron. Nếu đánh số thứ tự của bốn lớp vỏ đầu tiên bắt đầu từ lớp trong cùng (lớp gần hạt nhân nhất có số thứ tự là 1) thì số electron tối đa N e mà lớp vỏ n có thể chứa là N e = 2n 2 (1-1) Trong hình 1-1(a), lớp vỏ số 1 (lớp K) đã được lấp đầy vì nó đã chứa 2 electron. Lớp 2 (lớp L) cũng đã được lấp đầy vì nó chứa 8 electron. Tuy nhiên, lớp 3 (lớp M) chưa được lấp đầy vì nó chỉ mới chứa 4 electron trong khi khả năng chứa tối đa của nó là 18 electron. 1/17 Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn Hình 1-1 Cấu trúc nguyên tử Si Mỗi lớp vỏ nguyên tử lại được chia thành các lớp con. Lớp vỏ thứ n chứa n lớp con. Lớp con đầu tiên trong một lớp vỏ chứa 2 electron, các lớp con tiếp theo chứa nhiều hơn lớp con trước đó 4 electron. Các lớp con được ký hiệu là s, p, d , f . Ví dụ 1-1 Hạt nhân của nguyên tử germanium có 32 proton. Xác định số electron trong mỗi lớp và lớp con của nó. Hướng dẫn Vì hạt nhân chứa 32 proton nên nguyên tử có 32 electron. Bảng sau cho thấy sự sắp xếp của các electron trong nguyên tử Ge. Lớp vỏ Lớp con Dung lượng Chứa thật sự K s 2 2 s 2 2 L p 6 6 s 2 2 M p 6 6 d 10 10 s 2 2 p 6 2 N d 10 0 f 14 0 Tổng cộng 32 Không phải mọi electron đều bị ràng buộc mãi mãi vào một lớp hoặc lớp con của nó. Mặc dù các electron có khuynh hướng giữ nguyên lớp của chúng do lực hút giữa chúng và hạt nhân mang điện tích dương, nhưng nếu chúng hấp thu đủ năng lượng (ví dụ từ nhiệt), các electron sẽ thoát ra khỏi nguyên tử và trở thành các electron tự do. Chất dẫn điện có nhiều electron tự do trong khi chất cách điện có rất ít electron tự do. Lớp vỏ ngoài cùng chứa các electron có liên kết yếu nhất với hạt nhân và thường chưa được lấp đầy do đó chúng dễ trở thành các electron tự do hơn các electron nằm trong các lớp vỏ gần hạt nhân. Chính vì vậy, số electron trong lớp vỏ ngoài cùng có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất điện của vật liệu. Vật liệu dẫn điện có rất ít electron trong lớp vỏ ngoài cùng, và trong các vật liệu này, năng 2/17 Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn lượng nhiệt có sẵn ở nhiệt độ phòng là đủ để giải phóng các electron trong lớp vỏ ngoài cùng thành các electron tự do. Khi có một điện trường ngoài đặt lên vật liệu, các electron tự do này di chuyển có hướng tạo ra dòng điện. Đối với vật liệu cách điện, lớp vỏ ngoài cùng thường liên kết chặt với hạt nhân, do đó chúng có rất ít electron tự do. Vì ta chỉ quan tâm đến lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nên ta thường sử dụng hình 1-1(b) để biểu diễn cấu trúc của nguyên tử. 1-2 Vật liệu bán dẫn Xét trên khả năng dẫn điện, vật liệu bán dẫn không phải là vật liệu cách điện mà cũng không phải là vật liệu dẫn điện tốt. Hơn nữa, cách thức tạo ra dòng điện trong bán dẫn cũng không thể giải thích hoàn toàn bằng kiến thức đã biết trong các vật liệu khác. Đối với vật liệu dẫn điện, l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật điện tử - Lý thuyết bán dẫn - Võ Kỳ Châu Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn 1 Lý thuyết bán dẫn 1-1 Cấu trúc nguyên tử Trước khi bắt đầu tìm hiểu các linh kiện điện tử ta phải hiểu vật liệu chế tạo nên chúng. Kiến thức về vật liệu ở mức độ cấu trúc sẽ giúp ta dự đoán và điều khiển các dòng điện tích có trong vật liệu. Ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét cấu trúc nguyên tử để xem cấu trúc này ảnh hưởng như thế nào lên tính chất điện của vật liệu. Như đã biết mọi vật liệu đều được tạo nên từ các nguyên tử và các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có cấu trúc như nhau. Mỗi nguyên tử bao gồm một hạt nhân ở trung tâm chứa các điện tích dương mà ta gọi là proton. Hạt nhân được bao xung quanh bởi các electron mang điện tích âm. Số lượng electron bằng với số lượng proton trong hạt nhân và vì điện tích của proton và electron là bằng nhau nên nguyên tử trung hòa về điện. Tùy theo loại nguyên tố, các hạt nhân của nguyên tử có thể chứa các neutron không mang điện tích. Hình 1-1(a) biểu diễn sơ đồ cấu trúc một nguyên tử của nguyên tố silicon, vật liệu thường được sử dụng để chế tạo các linh kiện bán dẫn. Hình này cho thấy hạt nhân chứa 14 proton (mang điện tích dương) và 14 neutron, và vì nguyên tử có 14 electron (mang điện tích âm) quay xung quanh nên nguyên tử trung hòa về điện. Các electron được sắp xếp vào ba quĩ đạo xung quanh hạt nhân. Ta nói các electron này chiếm một lớp vỏ nguyên tử. Mỗi lớp vỏ nguyên tử không thể chứa nhiều hơn một số tối đa các electron. Nếu đánh số thứ tự của bốn lớp vỏ đầu tiên bắt đầu từ lớp trong cùng (lớp gần hạt nhân nhất có số thứ tự là 1) thì số electron tối đa N e mà lớp vỏ n có thể chứa là N e = 2n 2 (1-1) Trong hình 1-1(a), lớp vỏ số 1 (lớp K) đã được lấp đầy vì nó đã chứa 2 electron. Lớp 2 (lớp L) cũng đã được lấp đầy vì nó chứa 8 electron. Tuy nhiên, lớp 3 (lớp M) chưa được lấp đầy vì nó chỉ mới chứa 4 electron trong khi khả năng chứa tối đa của nó là 18 electron. 1/17 Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn Hình 1-1 Cấu trúc nguyên tử Si Mỗi lớp vỏ nguyên tử lại được chia thành các lớp con. Lớp vỏ thứ n chứa n lớp con. Lớp con đầu tiên trong một lớp vỏ chứa 2 electron, các lớp con tiếp theo chứa nhiều hơn lớp con trước đó 4 electron. Các lớp con được ký hiệu là s, p, d , f . Ví dụ 1-1 Hạt nhân của nguyên tử germanium có 32 proton. Xác định số electron trong mỗi lớp và lớp con của nó. Hướng dẫn Vì hạt nhân chứa 32 proton nên nguyên tử có 32 electron. Bảng sau cho thấy sự sắp xếp của các electron trong nguyên tử Ge. Lớp vỏ Lớp con Dung lượng Chứa thật sự K s 2 2 s 2 2 L p 6 6 s 2 2 M p 6 6 d 10 10 s 2 2 p 6 2 N d 10 0 f 14 0 Tổng cộng 32 Không phải mọi electron đều bị ràng buộc mãi mãi vào một lớp hoặc lớp con của nó. Mặc dù các electron có khuynh hướng giữ nguyên lớp của chúng do lực hút giữa chúng và hạt nhân mang điện tích dương, nhưng nếu chúng hấp thu đủ năng lượng (ví dụ từ nhiệt), các electron sẽ thoát ra khỏi nguyên tử và trở thành các electron tự do. Chất dẫn điện có nhiều electron tự do trong khi chất cách điện có rất ít electron tự do. Lớp vỏ ngoài cùng chứa các electron có liên kết yếu nhất với hạt nhân và thường chưa được lấp đầy do đó chúng dễ trở thành các electron tự do hơn các electron nằm trong các lớp vỏ gần hạt nhân. Chính vì vậy, số electron trong lớp vỏ ngoài cùng có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất điện của vật liệu. Vật liệu dẫn điện có rất ít electron trong lớp vỏ ngoài cùng, và trong các vật liệu này, năng 2/17 Biên soạn: Võ Kỳ Châu – Bộ môn Điện tử, Khoa Điện – Điện tử Email: vkchau@dee.hcmut.edu.vn lượng nhiệt có sẵn ở nhiệt độ phòng là đủ để giải phóng các electron trong lớp vỏ ngoài cùng thành các electron tự do. Khi có một điện trường ngoài đặt lên vật liệu, các electron tự do này di chuyển có hướng tạo ra dòng điện. Đối với vật liệu cách điện, lớp vỏ ngoài cùng thường liên kết chặt với hạt nhân, do đó chúng có rất ít electron tự do. Vì ta chỉ quan tâm đến lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nên ta thường sử dụng hình 1-1(b) để biểu diễn cấu trúc của nguyên tử. 1-2 Vật liệu bán dẫn Xét trên khả năng dẫn điện, vật liệu bán dẫn không phải là vật liệu cách điện mà cũng không phải là vật liệu dẫn điện tốt. Hơn nữa, cách thức tạo ra dòng điện trong bán dẫn cũng không thể giải thích hoàn toàn bằng kiến thức đã biết trong các vật liệu khác. Đối với vật liệu dẫn điện, l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết bán dẫn Bài giảng kỹ thuật điện tử Tài liệu điện tử Giáo trình kỹ thuật điện tử Linh kiện điện tử Chất bán dẫnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập điện tử - Phan Lê Quốc Chiến
73 trang 244 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2023)
239 trang 232 0 0 -
Giáo trình Linh kiện điện tử: Phần 2 - TS. Nguyễn Tấn Phước
78 trang 228 1 0 -
Thiết kế, lắp ráp 57 mạch điện thông minh khuếch đại thuật toán: Phần 2
88 trang 208 0 0 -
102 trang 194 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 174 0 0 -
Cơ Sở Điện Học Truyền Thông - Tín Hiệu Số part 1
9 trang 171 0 0 -
12 trang 149 0 0
-
ĐỒ ÁN: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ TRUNG QUY MÔ SỐ 2
91 trang 147 0 0 -
Báo cáo bài tập lớn môn Kỹ thuật vi xử lý: Thiết kế mạch quang báo - ĐH Bách khoa Hà Nội
31 trang 131 0 0