Thông tin tài liệu:
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng vừa được báo cáo thành công ở Việt nam vào tháng 6/2008. Các số liệu báo cáo ban đầu từ Trung tâm IVF Vạn Hạnh cho thấy kết quả thai lâm sàng khi thực hiện TTTON được cải thiện đáng kể. Sắp tới đây, HOSREM có kế hoạch kết hợp cùng Công ty ART Consulting, với chuyên gia từ Singapore, để tổ chức hội thảo chuyển giao công nghệ cho các trung tâm trong cả nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT HỖ TRỢ PHÔI THOÁT MÀNG TRONG TTTON
KỸ THUẬT HỖ TRỢ PHÔI THOÁT
MÀNG TRONG TTTON
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng vừa được báo cáo thành công ở Việt nam vào
tháng 6/2008. Các số liệu báo cáo ban đầu từ Trung tâm IVF Vạn Hạnh cho thấy
kết quả thai lâm sàng khi thực hiện TTTON được cải thiện đáng kể. Sắp tới đây,
HOSREM có kế hoạch kết hợp cùng Công ty ART Consulting, với chuyên gia từ
Singapore, để tổ chức hội thảo chuyển giao công nghệ cho các trung tâm trong cả
nước.
Màng trong suốt (zona pellucida)
Ở người, bình thường trứng và tinh trùng thụ tinh để tạo thành hợp tử trong vòi
trứng. Sau đó, hợp tử sẽ đi theo vòi trứng vào buồng tử cung. Trong quá trình di
chuyển vào buồng tử cung, hợp tử bắt đầu phân chia thành phôi. Sau khi đến tử
cung phôi tiếp tục phát triển trong tử cung trong vài ngày nữa, đến khoảng ngày
thứ 7 sau khi thụ tinh phôi bắt đầu làm tổ vào tử cung để phát triển thành thai nhi
trong tử cung.
Trong quá trình di chuyển, phôi được bảo vệ bằng một màng bảo vệ bên ngoài gọi
là màng trong suốt, tên khoa học là zona pellucida ZP. Màng này được tạo thành
bởi một phức hợp các protein do tế bào trứng tiết ra. Dưới kính hiển vi, màng
trong suốt (ZP) là một quầng trong suốt bao xung quanh trứng và phôi (hình 1).
Để có thể tiếp xúc với nội mạc tử cung và bám vào đấy để làm tổ, vào khoảng
ngày thứ 6 sau thụ tinh, phôi phải chui ra khỏi lớp màng bảo vệ này (hình 2), hiện
tượng làm tổ mới có thể xảy ra.
Hình 1. Phôi phát triển bên trong màng trong suốt
Khi nói đến các yếu tố ảnh h ưởng đến tỉ lệ thành công của TTTON, 3 yếu tố chính
thường được nêu ra là: chất lượng phôi, thao tác chuyển phôi vào tử cung và khả
năng tiếp nhận của tử cung. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng thuộc về thành
phần của phôi ít được chú ý, đó phôi phải thoát ra khỏi màng trong suốt để có thể
làm tổ vào nội mạc tử cung.
Hình 2. Phôi thoát ra khỏi màng trong suốt để làm tổ
Trong thụ tinh trong ống nghiệm, mặc dù phôi đã được nuôi cấy thành công và
trưởng thành bên ngoài cơ thể, khi cấy vào tử cung, khả năng bám vào nội mạc tử
cung làm tổ của phôi chỉ đạt trung bình 20-25%. Một trong những lý do được đưa
ra để giải thích là, trong điều kiện nhân tạo, lớp màng trong suốt bị cứng chắc bất
thường hoặc không mỏng đi trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi
không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ.
Hỗ trợ phôi thoát màng
Dựa trên giả thuyết về sự bất thường có thể có của màng trong suốt và sự thoát
màng của phôi trong khi thực hiện nuôi cấy phôi trong TTTON, các nh à khoa học
phát triển các kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi,
giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Vào năm 1989, Giáo sư
Cohen và các cộng sự (Mỹ) chứng minh rằng việc tạo một lỗ thủng trên ZP sẽ giúp
phôi TTTON thoát màng dễ hơn và tỉ lệ làm tổ của phôi sẽ cao hơn. Và kỹ thuật
này được các tác giả đặt tên là kỹ thuật “hỗ trợ thoát màng” (assisted hatching).
Sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên toàn thế giới để đánh giá hiệu
quả của kỹ thuật hỗ trợ thoát màng trong TTTON. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng hỗ trợ thoát màng nói chung giúp làm tăng tỉ lệ phôi làm tổ và tỉ lệ có
thai của TTTON. Cho đến nay, hầu hết các trung tâm TTTON trên thế giới đều
thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng trước khi chuyển phôi.
Các phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng
Hiện nay, trên thế giới có 4 phương pháp được áp dụng để hỗ trợ phôi thoát
màng:
1. Làm mỏng màng trong suốt bằng acid Tyrode
2. Làm mỏng màng trong suốt bằng tia laser
3. Làm mỏng màng trong suốt bằng men pronase
4. Làm thủng màng trong suốt bằng cơ học
Các phương pháp trên đều có mục đích chung là làm mỏng hoặc làm thủng màng
trong suốt bao quanh phôi trước khi chuyển phôi vào tử cung. Điều này sẽ giúp
phôi sau khi vào buồng tử cung sẽ phát triển và thoát ra khỏi màng trong suốt dễ
dàng hơn, khả năng làm tổ và phát triển thành thai cao hơn.
Phương pháp cổ điển nhất là phương pháp cơ học. Phương pháp này hiện ít được
sử dụng. Phương pháp hỗ trợ thoát màng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp
sử dụng acid Tyrode. Đây cũng là một trong những phương pháp cho tỉ lệ thành
công cao nhất. Một phương pháp tương tự là sử dụng men pronase. Phương pháp
này cũng ít được sử dụng. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser là phương pháp ra
đời sau cùng. Phương pháp này giúp thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng nhanh và
chính xác hơn, tuy nhiên chi phí để trang bị thiết bị laser rất cao, Hiệu quả của
phương pháp sử dụng laser được xem là tương đương với việc sử dụng acid
Tyrode. Nói chung, cho đến nay chưa có phương pháp nào chứng minh hiệu quả
nổi trội so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, dù với phương pháp nào, phác đồ thực hiện hỗ trợ thoát màng và tay
nghề của chuyên viên về phôi học đóng vai trò rất quan trọng lên tỉ lệ thành công.
Những bệnh nhân có lợi nhiều nhất từ kỹ thuật này
Các b ...