Thông tin tài liệu:
1. Kỹ thuật lột vỏ Khi cần lão hóa, điều đầu tiên là lột vỏ. Trước hết, người thực hiện phải thật am tường đặc điểm sinh học, tập quán sinh trưởng của cây vì trong vỏ có chứa những mạch dẫn nhựa nuôi cây phát triển. Khi cắt vỏ sẽ làm đứt sự liền lạc của nó thì phần đứt đoạn ấy sẽ dần khô kiệt và chết. Trước hết, dùng phấn vẽ những chỗ cần lột, hình dung được sự dẫn truyền của nhựa, sau đó lột vỏ cây bằng dao lưỡi nhọn, cây vỏ dày thì dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật lão hóa cây Bonsai Kỹ thuật lão hóa cây Bonsai1. Kỹ thuật lột vỏKhi cần lão hóa, điều đầu tiên là lột vỏ. Trước hết, người thựchiện phải thật am tường đặc điểm sinh học, tập quán sinh trưởngcủa cây vì trong vỏ có chứa những mạch dẫn nhựa nuôi cây pháttriển. Khi cắt vỏ sẽ làm đứt sự liền lạc của nó thì phần đứt đoạnấy sẽ dần khô kiệt và chết. Trước hết, dùng phấn vẽ những chỗcần lột, hình dung được sự dẫn truyền của nhựa, sau đó lột vỏcây bằng dao lưỡi nhọn, cây vỏ dày thì dùng đục lưỡi tròn. Lộtxong, dùng giấy nhám mài láng chỗ đã lột. Công việc này cầnphải nhẹ nhàng khéo léo, chỗ lột luôn có nét mỹ thuật, mềm mạitheo phong thái tự nhiên của cây và đúng kỹ thuật cây cảnh. Sauđó, dùng chanh trái hoặc vôi bôi lên chỗ đã láng nhằm mau liềnsẹo với vẻ đẹp già cỗi và ngăn ngừa bệnh nấm có thể xâm nhậpvào vết cắt.2. Kỹ thuật cắt tỉaCắt ngọn là giảm độ cao của cây và có khả năng tạo sự già nuacho cây nhất là làm vài động thái kỹ thuật như chuốt nhọn phầnngọn và xử lý như lột vỏ.Đục thân: Nhằm tạo hang hốc, bộng lỗ cho cây. Thông thườngnhững cây ngoài thiên nhiên khi đến tuổi nào đó thì xuất hiệnnhững hiện tượng trên. Kỹ thuật lão hóa cây cảnh này là khôngtạo cấp kỳ mà phải chia làm nhiều lần cách quãng để cây đủ sứcđề kháng tránh bệnh xâm nhập, phải bôi vôi kỹ nơi tạo bộng vàthể loại cây phù hợp và cây có sức chịu đựng cao, mô phỏngnhư cây ngoài thiên nhiên (Sanh, Bồ đề, Cần thăng…)3. Kỹ thuật tạo rễCây Bon sai ấn tượng tạo được nghệ thuật là những cây có gốcrễ u nần, lồi lõm, khúc khuỷu lộ ra trên mặt chậu. Cách tạo rễgóp phần làm tăng vẻ già nua cho cây. Kỹ thuật này đơn giảnbằng cách thay chậu, cơi rễ. Ta đưa cây đặt ngoài khung gỗ, cắttôn có chu vi bằng chu vi khung gỗ (hoặc chậu), đặt tôn vàokhung gỗ có chiều cao theo lượng định của người chơi rồi chođất vào, tưới nước. Sau một thời gian ta gỡ đất từng phần từ caoxuông thấp thì phần rễ sẽ dần lộ ra ngoài. Kỹ thuật giản đơn nàyáp dụng vào những lúc thay chậu, bón phân cho cây rất phù hợpvà cần chú ý bố cục bộ rễ sao cho phơi bày ra ngoài hợp lý.4. Kỹ thuật tạo sẹoCây sống ngoài thiên nhiên lâu năm thường bị tổn thương domưa, gió, bệnh tật. Những dấu vết thường thấy là các vết sẹotrên thân khiến nó trở thành nét đặc thù về vẻ đẹp của cây.Trong Bon sai, tạo sẹo là kỹ thuật tạo sự già lão như vẻ lâu năm.Những vị trí tạo sẹo là chỗ tiếp giáp giữa thân và cành, chỗ trốngtrải như đoạn phình của bụng cây. Ta dùng phấn, than vẽ phácthảo dáng sẹo cần tạo. Hình dáng sẹo rất nhiều kiểu, nhưng đasố làm theo hình elip, hình tròn ôm theo đường lượn của thâncây. Kỹ thuật này thường sử dụng cho dân lâu năm trong nghềcó kinh nghiệm bởi không khéo sẽ làm cho vết sẹo thô vụng,người xem sẽ rất khó chịu và tác phẩm mất giá trị. Dụng cụ tạosẹo thường là các loại đục nhỏ có hình máng, có rãnh, lúc tạosẹo cần thao tác vết lõm sâu dần vào tâm. Có một số cây khôngcần tạo sẹo khi thân nó đã già lão và có những loại cây thân quácứng, quá mềm, thớ gỗ dài dễ bị nguồn bệnh thâm nhập hoặc cảnhững cây còn non thân chưa đủ lớn…