Thông tin tài liệu:
Phần đầu tiên là "Cơ bản vể sự phơi sáng(exposure)", phần này gồm: Hiểu về phơi sáng - Exposure Triangle (Tam giác phơi sáng - tạm gọi vậy nhé ) Giới thiệu về ISO (độ nhạy sáng) Giới thiệu về Shutter speed (tốc độ cửa trập) Giới thiệu về Aperture (khẩu độ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản
Kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản
Phần đầu tiên là Cơ bản vể sự phơi sáng(exposure), phần này gồm:
Hiểu về phơi sáng - Exposure Triangle (Tam giác phơi sáng - tạm gọi vậy nhé )
Giới thiệu về ISO (độ nhạy sáng)
Giới thiệu về Shutter speed (tốc độ cửa trập)
Giới thiệu về Aperture (khẩu độ)
Hiểu về phơi sáng - Exposure Triangle
Bryan Peterson đã viết một cuốn sách có tiêu đề Understanding Exposure đáng để đọc
nếu bạn muốn thoát ra khỏi chế độ tự động trên máy ảnh kỹ thuật số của bạn và thử
nghiệm với các chế độ chỉnh tay
Trong đó Bryan minh hoạ ba thành phần chính là cần phải được xem xét khi chụp ảnh
bằng một khái niệm là the exposure triangle
Mỗi đỉnh của tam giác liên quan đến ánh sáng và cách mà nó (ánh sáng) vào trong và
tương tác với camera
Ba yếu tố trên 3 đỉnh của tam giác là
1. ISO - đây là thông số đo độ nhạy của cảm biến máy ảnh với ánh sáng
2. Aperture - kích thước của thấu kính khi mở ra để cho ánh sáng đi vào và chụp ảnh
3. Shutter Speed - thời gian cửa trập mở ra cho ánh sáng đi vào
Sự giao nhau giữa 3 yếu tố trên tạo ra sự phơi sáng và sau đó cho chúng ta 1 một bức
ảnh ky thuật số
Quan trọng là thay đổi một trong những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố
còn lại. Điều này có nghĩa là bạn gần như không thể tách rời một trong những yếu tố
mà phải luôn luôn để ý đến những yếu tố khác
Một sự so sánh để bạn có thể hình dung về sự phơi sáng một cách trực quan:
Nhiều người mô tả các mối quan hệ giữa thông số ISO, Aperture và Shutter Speed
bằng cách sử dụng những sự so sánh khác nhau để dễ hiểu. Dưới đây là một trong số
đó. Không có gì hoàn hảo, phép so sánh này chỉ để minh họa.
Cái cửa sổ
Hãy tưởng tượng máy ảnh của bạn cũng giống như một cửa sổ với cửa trập với 2 chế
độ đóng và mở cửa.
Aperture (khẩu độ) là kích cỡ của cửa sổ. Nếu nó lớn hơn ánh sáng vào các phòng
nhiều, như vậy phòng sẽ sáng hơn.
Shutter Speed là lượng thời gian mà cửa sổ mở. Mở cửa càng lâu, ánh sáng vào càng
nhiều
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong phòng và đang đeo kính mát. Đôi mắt
của bạn trở nên bớt nhạy cảm với ánh sáng (giống như ISO thấp).
Có một số cách để tăng số lượng ánh sáng trong phòng. Bạn có thể tăng thời gian mà
cửa sổ được mở (Giảm tốc độ cửa trập), bạn có thể tăng kích thước của cửa sổ (tăng
khẩu độ), hoặc bạn có thể bỏ kính mát ra (làm cho ISO lớn hơn).
Kết hợp ba yếu tố với nhau
Thành thạo nghệ thuật phơi sáng cần phải thực hành nhiều. Một cách nào đó, đây là
một việc cần sự khéo léo và ngay cả những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm vẩn phải
thử nghiệm và chỉnh sửa các cài đặt của họ khi làm việc. Hãy ghi nhớ rằng thay đổi 1
yếu tố không chỉ tác động đến sự phơi sáng của bức ảnh mà còn ảnh hưởng tới những
lãnh vực khác (ví dụ khi thay đổi aperture độ sâu của hình ảnh sẽ thay đổi, thay đổi
ISO sẽ thay đổi độ hạt, thay đổi Shutter speed sẽ tác động đến hình ảnh của sự
chuyển động).
Điều tuyệt vời về máy ảnh kỹ thuật số là nó lý tưởng cho các thử nghiệm học tập về
phơi sáng. Bạn có thể chụp bao nhiêu ảnh tùy thích mà không tốn tiền. Máy ảnh số
không chỉ cho phép bạn chụp ở chế độ tự động (auto mode) hoặc chỉnh tay (manual)
mà còn cho phép chụp với những chế độ bán tự động (semi-automatic modes) như ưu
tiên khẩu độ (aperture priority mode), ưu tiên cửa trập (shutter priority mode).
Những chế độ bán tự động này cho bạn quyền kiểm soát 1 hoặc 2 yếu tố (trong tam
giác) và để cho máy ảnh tự điều khiển cái còn lại.
Giới thiệu về ISO
Trong nhiếp ảnh truyền thống (chụp bằng phim), ISO (hoặc ASA) chỉ độ nhạy của
phim đối với ánh sáng. Nó đã được đo bằng số (có lẽ bạn đã nhìn thấy chúng trên
phim - 100, 200, 400, 800, vv). ISO càng thấp, độ nhạy của phim càng thấp và ảnh thu
được sẽ mịn hơn
Trong Nhiếp ảnh kỹ thuật số ISO đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Điều này
cũng áp dụng nguyên tắc như trong chụp ảnh bằng phim - một con số thấp hơn, máy
ảnh ít nhạy sáng và ảnh sẽ mịn hơn. ISO cao hơn thường có thể được sử dụng trong
các tình huống mà môi trường xung quanh thiếu ánh sáng để có được shutter speed
cao (ví dụ như một sự kiện thể thao trong nhà khi bạn muốn bắt hành động trong
điều kiện ánh sáng thấp) - tuy nhiên bù lại, bức ảnh của bạn sẽ bi nhiễu. Tôi sẽ minh
họa điều này. Dưới đây có hai bức ảnh được phóng đại – bên trái chụp với với ISO ở
100 và bên phải ở ISO 3200 (bấm vào để phóng to).
100 ISO nói chung là 'bình thường' và sẽ cho bạn những bức ảnh sắc nét (ít nhiễu /
hạt).
Hầu hết mọi người có xu hướng giữ máy ảnh kỹ thuật số của họ trong Chế độ tự
động, máy ảnh lựa chọn cài đặt ISO thích hợp tuỳ thuộc vào điều kiện bạn đang chụp
ảnh (nó sẽ cố gắng giữ ISO ở mức thấp nhất có thể), nhưng hầu hết các camera cũng
cho phép bạn để lựa chọn ISO.
Khi chọn một chỉ số ISO cụ thể bạn sẽ nhận thấy rằng nó tác động đến Aperture và
Shutter speed cần thiết để một bức ảnh được phơi sáng tốt. Ví dụ: - nếu bạn chỉnh ISO
từ 100 lên 400 bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể chụp với Shutter speed cao hơn
và/hoặc Apertures nhỏ hơn.
Khi chọn các th ...