Danh mục

Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong kỹ thuật chăn nuôi lợn con, để đạt được các yêu cầu về tỷ lệ nuôi sống cao; lợn con phát triển nhanh, có khối lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều cao, hạn chế mắc bệnh, nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phân trắng, cần kết hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trong khâu nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con trong giai đoạn bú sữa. Lợn sơ sinh: Lợn con mới sinh 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh, có thể giảm 2 30C, nhất là lợn có khối lượng dưới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con Trong kỹ thuật chăn nuôi lợn con, để đạt được các yêu cầu về tỷ lệnuôi sống cao; lợn con phát triển nhanh, có khối lượng cai sữa cao; tỷ lệđồng đều cao, hạn chế mắc bệnh, nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phântrắng, cần kết hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trong khâu nuôi dưỡng và chămsóc lợn con trong giai đoạn bú sữa. Lợn sơ sinh: Lợn con mới sinh 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh, có thể giảm 2 -30C, nhất là lợn có khối lượng dưới 0,500 kg. Do ảnh hưởng của nhiệt độ,không khí, tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ lợn con từ 39,60C hạxuống 37,70C. Cho nên ngay phút giây đầu phải có thùng ủ ấm lợn con, sưởiấm, nhất là nhiệt độ không khí thấp. Tuần đầu nhiệt độ chuồng cần đảm bảo32 - 340C. Tuần thứ hai 300C. Lợn còn nằm trên sàn gỗ, có độn rơm cắt ngắnhoặc cỏ khô. Lợn con mới sinh, lau chùi rãi nhớt ở mồm mũi. Con đẻ bọc phải xébọc ngay tránh ngạt. Cắt răng nanh bằng kìm (nếu có nanh trắng mọc chìa rangoài lợi) để lợn con bú khỏi làm nứt nẻ đầu vú mẹ. Cắt nanh tránh bấm vàolợi gây nhiễm trùng. Bấm rốn (sau khi sát trùng) bằng móng tay hoặc buộcrốn cách da bụng 1 -1,5 cm bằng chỉ tơ, cắt phía ngoài chỗ buộc và sát trùngbằng cồn 70 0. Lợn nái thường đẻ xong cho con bú. Nếu từ 1 - 1,30 giờ lợn đẻ chưaxong, cho những con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ tiếp. Lợn con búsữa đầu chậm nhất sau 2 giờ để tăng c ường chống lạnh, tăng cường khángthể để chống đỡ bệnh tật, miễn dịch. Cố định đầu vú: Xác định khối lợng lợn con nhỏ yếu cho bú những vútrước bên phải. Vú bên phải nhiều sữa hơn vú bên trái. Trong chu kỳ tiếtsữa, vú phía trước bên phải có 36 - 45,7 kg sữa, vú bên trái chỉ có 25,6 - 40,4kg sữa. Một ngày vú phía trước bên phải có 666 - 846 g sữa, bên trái chỉ có474 - 478 g sữa. Một lần bú vú phải cho 27,8 - 85,3 g sữa, trái cho 22,8 -28,2 g sữa. Lợn con cố định đầu vú 3 - 4 lần quen ngay vú đó, không chocon khác chen lấn. Khác gia súc khác, lợn nái không dự trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiếtsữa khi có tác động thần kinh do lợn con kích thích vú khi bú. Do vậy, lợncon mút và kích thích vú mẹ 5 - 7 phút, nhưng sữa mẹ chỉ tiết ra khoảng 25 -30 giây, khi thấy lợn con 2 chân trước đạp thẳng vào vú mẹ, nằm yên, múttheo đột tiết sữa. Do kích tố oxyticine được tiết vào máu và đến các vú trướcbên phải, ở lâu hơn, nên lượng sữa đó nhiều hơn. Do thời gian tiết sữa rấtngắn nên tránh ồn ào làm ngắt quãng sự tiết sữa của lợn mẹ. Trong những ngày đầu lợn bú từ 15 - 20 lần. Lợn con 2 - 7 ngày tuổi: Lợn con sơ sinh mỗi ngày cần 7 - 1 1 mg Fe để tạo máu và chống đỡbệnh tật. Chỉ 5 ngày đầu sau sinh, lợn con đã sử dụng hết 55 mg Fe dự trữ domẹ chuyển sang. Hàng ngày sữa mẹ cung cấp không quá 2 mg, nên thiếu từ5 -9 mg Fe để cấu tạo hemoglobin, một số enzim hô hấp, vận chuyển, hóasinh của chu kỳ Krebs; do đó, lợn con thiếu máu, gầy còm. Nên lợn con 2ngày tuổi phải tiêm dextran Fe loại 100 mg, mỗi lợn con tiêm 1 cc . Tiêm dung dịch gluco 40% vào thành khoang bụng 5cc (lợn nội), 10cc(lợn lai, lợn ngoại) vì lợn con sau đẻ 3 ngày lợng gluco do lợn mẹ cung cấpđã thiếu mà chức năng điều chỉnh thân nhiệt lại chưa hoàn chỉnh, nên tiêutốn gluco có sẵn trong cơ thể. Vì vậy, phải cung cấp lượng gluco cần thiết cho tháng đầu sinhtrưởng, nếu thiếu lợn con bị hôn mê, chậm lớn, nặng quá chết. Trong tuần lễ đầu, ngoài việc giữ chuồng luôn ấm (32 - 34 0C ) chỉquét dọn khô, thay lót bẩn . Góc chuồng lợn con nên để gói vôi bột hút ẩm. Lợn con 8 - 15 ngày tuổi: Sau 8 ngày tuổi, lợn con tăng gấp 1,2 - 1,5 lần; 21 ngày tuổi tăng gấp4 lần so lúc sơ sinh. Khi 21 ngày tuổi lợn ngoại lợn lai có thể đạt 3,5 - 5 kgmột con, cả ổ 45-50 kg. Như vậy là sinh trưởng phát triển tốt. Tập cho lợn con ăn sớm. Lượng sữa của lợn nái tăng dần từ ngày đẻđầu và cao nhất vào ngày 21 - 24, sau đó giảm dần. Do đó, phải tập cho lợn con ăn sớm để lợn con tăng trọng tốt, chốngbệnh tật, giảm khoảng cách giữa khả năng cho sữa của lợn mẹ với sự tăngtrưởng của lợn con. Đồng thời giúp lợn mẹ bớt hao mòn cơ thể, ảnh hởngđến kỳ sinh sản sau và không bị loại thải sớm. Cho lợn ăn sớm bằng thức ăn giàu đạm. Mỗi ngày 0,100 kg/con. Tậpcho lợn ăn, có thể nấu chín thức ăn quệt lên mõm lợn con để lợn tập liếmláp, dùng con biết ăn để con khác noi theo. Thức ăn cho vào máng để vàokhoang chuồng tập ăn của lợn con (tránh để nái ăn). Ngày cho 3 - 4 lần. ănxong rửa máng phơi khô, tránh ẩ m ướt gây lên men thức ăn làm rối loạn tiêuhóa lợn con, gây ỉa chảy hoặc phân trắng. Ngoài ra, góc chuồng có máng để than hoạt tính (than củi) đã tán bột,gạch non tán bột, cachotanin (3 g/con) để lợn con liếm láp thêm, bổ sung cácnguyên tố vi lượng và các chất chống ỉa chảy. Ngày thứ 15 tiêm dextran Fe lần 2, nếu lần ...

Tài liệu được xem nhiều: