Danh mục

Kỹ thuật nuôi gia cầm lồng kín

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay trong chăn nuôi gia cầm thế giới có 2 loại chuồng nuôi là chuồng kín (Windowless house) và chuồng mở, chuồng mở là kiểu chuồng chỉ giữ gia cầm khỏi mưa, gió, gia cầm phải chịu tác động của thời tiết bên ngoài như nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, tiếng động... đây là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất của gia cầm, tuy nhiên chuồng này có ưu điểm là rẻ tiền và dễ xây dựng, hiện được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, kể cả ở nước ta....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi gia cầm lồng kín Kỹ thuật nuôi gia cầm lồng kín Hiện nay trong chăn nuôi gia cầm thế giới có 2 loại chuồng nuôi làchuồng kín (Windowless house) và chuồng mở, chuồng mở là kiểu chuồngchỉ giữ gia cầm khỏi mưa, gió, gia cầm phải chịu tác động của thời tiết bênngoài như nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, tiếng động... đây là các yếu tố ảnhhưởng nhiều đến năng suất của gia cầm, tuy nhiên chuồng này có ưu điểm làrẻ tiền và dễ xây dựng, hiện được sử dụng phổ biến ở các nước đang pháttriển, kể cả ở nước ta. ở các nước phát triển, kiểu chuồng kín đang được sửdụng phổ biến với nhiều ưu điểm. Kiểu chuồng này được sử dụng ở NhậtBản nơi có khí hậu gần giống với nước ta từ năm 1967 và ngày nay đang trởthành khá phổ biến ở các trang trại quy mô lớn. ở Anh kiểu chuồng này cũngđược áp dụng từ lâu để nuôi vịt, hãng Cherry Valley là một điển hình. Kiểuchuồng này có những ưu điểm như sau: Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng,ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa. Cải tiến tiêu tốn thức ăn.Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10C thì gà sẽ ăn thêm 1,5%thức ă n. Điều này có nghĩa là nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 100C thì nó chỉcần ăn 105g thức ăn ở nhiệt độ 200C mà năng suất trứng không thay đổi.Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởngđiều kiện mùa vụ, thời tiết. Giảm thiểu tỷ lệ chết của gia cầm đẻ trứng.Trong chăn nuôi gà thì không cần phải cắt mỏ. Việc cắt mỏ gà là stress lớnnhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con. Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnhtật. Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhàmở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà windowless housethì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng. Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệthống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ. Kiểuchuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môitrường. Đối với chăn nuôi gà thịt, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động cũng đãđược đưa vào sử dụng ở Nhật. Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cầnphải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trìnhvắc xin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.Trong thiết kế kiểu chuồng kín này có một số đặc điểm: Nguyên liệu làm chuồng: Nguyên liệu là vấn đề cơ bản cho việc làm chuồng, nếu nguyên liệukhông đảm bảo thì kiểu chuồng này không đạt được kết quả như mongmuốn. Tất cả nguyên liệu làm tường, làm mái phải là nguyên liệu cách nhiệt(nguyên liệu này được bán khá phổ biến và rất rẻ tiền ở Nhật Bản). Khungnhà được làm bằng sắt. Thông gió: Đây là điều rất quan trọng trong việc thiết kế chuồng kín. Có 2 kiểuthông gió, kiểu thứ nhất là gió được đưa vào chuồng gia cầm từ một bêntường và được hút ra bằng quạt gió ở tường đối diện. Kiểu thứ 2 là gió đượchút từ ngoài vào bằng quạt từ đầu xối chuồng, thổi ra ở xung quanh tường vàlên nóc chuồng. Vận tốc của quạt gió này sẽ điều chỉnh nhiệt độ trongchuồng cũng như đưa không khí sạch vào chuồng gia cầm và hút không khíbẩn trong chuồng nuôi ra ngoài. Trang thiết bịchuồng nuôi: Trang thiết bị này bao gồm máng ăn, máng uống, kệ nuôi gia cầm(lồng tầng nuôi gà đẻ); hệ thống di chuyển phân, hệ thống ánh sáng... Hệthống máng uống tự động cũng đã góp phần tiết kiệm đến 40% lượng nướcvà đảm bảo vệ sinh tối đa nguồn nước cũng như ngăn ngừa sự lan truyềnmầm bệnh. Hiện nay, kiểu chuồng này cũng đã bắt đầu được áp dụng ở nước ta tạiTrung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi.

Tài liệu được xem nhiều: