Danh mục

Kỹ thuật nuôi vịt đẻ chạy đồng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.61 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành thấp, vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên dịch bệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng để phòng bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi vịt đẻ chạy đồng Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy ĐồngChăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi,giá thành thấp, vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên dịchbệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng đểphòng bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tại địa phương là cần thiết cho hộ chănnuôiI. Chọn vịt con cách chăm sócChọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lôngđuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân,rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.- Chọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng,lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khôchân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.- Chăm sóc vịt con: Tranh thủ thả ngay vịt xuống nền, không nên để lâu trên nongnia khi bắt về vi vịt cách độ ẩm đất lâu da chân vịt dễ khô khan bước chân đi cứngnhắc không linh hoạt, khó nuôi. Sau đó thả vịt trong từng mành rộng theo từng sốlượng vịt 100 - 150 con, phải giữ luôn ấm áp, tránh để vịt bị lạnh lâu quá đễ chếtvề sau.Khoảng 10 giờ sau khi nở có thể cho vịt ăn tấm trộn với hành xắt nhuyễn. Khốilượng hành khoảng 1/3 khối lượng tấm. Ban đêm cố gắng chan vịt ra đừng để nằmđè lên nhau khiến vịt yếu ngộp chết hay què chân cẳng. Có thể úm bằng đèn bãohay đèn điện, không cần lót nhiều rơm mà chỉ cần một lớp bao cũ hay lớp rơmmỏng.- Ngày thứ hai: Tiếp tục cho ăn như trên, thả vịt ra tắm nắng quần chân cẳng. Chovịt uống nước sạch ở trên bờ, sau đó từ ngày thứ 3 - 4 có thể lùa vịt con xuống mặtnước cạn, sạch khoảng 5 phút rồi lùa lên lại cho vịt quen vừa uống nước vừa tập rỉalông. Nên làm như vậy nhiều lần trong ngày, vì để muộn quá vịt không quen rỉalông nên nước đẩm lông, vịt có thể bị lạnh yếu và chết – có khi vịt bị chết đến 2/3bầy cũng vì lý do trên.- Ngày thứ 3 đến thứ 6: Nên thả mỗi ngày khi trời nắng ấm và lùa về khi trời nắnggắt. Thức ăn vẫn là tấm, bột bắp trộn thêm hành khoảng 1/3 khối lượng thức ăn đểgiữ cơ thể vịt được ấm áp. Nếu thấy tỷ lệ vịt chết hơi cao thì tăng cường thêm hànhđến ½ khối lượng thức ăn.- Ngày 7 đến ngày 15: Được 7 ngày, vịt rất lanh lẹ, đuổi bắt được côn trùng, cókhả năng cho vịt ra đồng gần thường xuyên khi trời nắng ấm và có chỗ bóng mátcho vịt con lên nghỉ ngơi rỉa lông.+Thức ăn bao gồm gạo lức, bắp xây hay cả cám hỗn hợp và trộn thêm một ít hànhxắt nhuyễn nếu trời lạnh và khi thấy vịt con khò khè vào ban đêm, phải tăng thêmlượng hành vào thức ăn.+Không nên cho vịt ăn bằng máng hẹp, thau mà nên rải đều trên mặt đất, nếu nềnkhông bằng phẳng phải trải bằng tấm nylon hay tờ giấy dầy khi cho vịt ăn để vịtkhông bị sướt mỏ, tránh vịt mạnh tranh ăn làm vịt lớn không đều.+Ban đêm không cần úm, chỉ nối mành mành rộng, che kín gió, ở dưới lót một lớprơm hay cỏ khô. Nếu có một ngọn đèn bão để vịt thấy đường đỡ rộ lúc đêm. Cầnbổ sung thêm tép tươi, tôm cua còng bằm nhuyễn trộn vào thức ăn cho vịt và vừagọi vịt đến ăn khoảng 4 - 5 lần một ngày, liên tiếp năm ba ngày cho vịt quen tiếng(ngay cả tiếng dao bầm trên thớt), có thức ăn ngon vịt tranh nhau về. Điều này làmđỡ khó nhọc khi chăn đắt sau này.- Ngày thứ 15 trở đi: Khi vịt đạt 15 ngày tuổi trở đi có thể tập cho ăn lúa theo tỉ lệ3 gạo + 1 lúa rải đều cho vịt ăn, hết gạo xong đến lúa. Khi vịt ăn giỏi ta tăng ½ gạolức + ½ lúa. Có nơi nấu cả 2 loại trên nhưng việc này không cần thiết (lúa ngấmcho mềm là được). Khi vịt trên 1 tháng rưỡi tuổi mới có khả năng mò ăn lúa rơi vãiở đồng ruộng. Khi vịt từ 25 đến 30 ngày tuổi bắt đầu dâm lông “huê” và lông vũ,khi trên 1 tháng tuổi thì vịt bể tiếng và đâm lông ống. Vịt vàng lớn càng cần cóchuồng rộng thoáng, yên lặng, vì lúc này chúng rất nhát và ưa rộ ban đêm.- Nói chung đối với vịt đàn chạy đồng hiện nay kinh nghiệm bà con rất nhiềunhưng vì tăng trọng vịt có giới hạn chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu.Hiện trên thị trường đã có nhiều giống vịt lông trắng lớn con nhằm phát triển đànvịt lai tăng trọng nhanh bà con có thể xem xét lựa chọn để năng cao nâng suất vàhiệu quả kinh tế.* Để chọn đàn vịt đẻ chạy đồng tốt, cho hiệu quả cao, trước hết cần loại ngaynhững con vịt có triệu chứng bệnh và cằn cỗi. Cần xác định mục đích lấy trứng (đểgiống hay thương phẩm) để chừa cồ vì tỷ lệ cồ cao sẽ tiêu tốn thức ăn nhiều màkhông tăng lượng trứng. Vịt chạy đồng chuyên trứng thì trọng lượng cơ thể nhỏ(khoảng 1,5-1,8 kg), sản lượng trứng hàng năm của những giống chuyên trứngthường gấp 8-10 lần so với trọng lượng cơ thể của chúng. Những cá thể nhỏ connhư vậy thường khả năng tiêu tốn thức ăn ít nhưng chúng lại đòi hỏi chất lượngthức ăn cao.* Bình thường vịt đẻ xong 1 mùa (6-8 tháng) lượng trứng sẽ giảm dần (từ 90%xuống còn 40-50% hoặc thấp hơn) thì bà con chăn nuôi vịt đẻ thường cho vịt bứtlông để ngưng đẻ nhằm dưỡng sức cho mùa đẻ sau. Nếu không bứt lông thì đàn vịtvẫn ...

Tài liệu được xem nhiều: