Danh mục

Kỹ thuật thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phần 2

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 916.36 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phần 2 sẽ tiếp nối phần 1 với các vấn đề theo dõi, giám sát và đánh giá phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; một số vấn đề liên quan tới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin Tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phần 2PHẦN V: THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁPHCNDVCĐ1. theo dõi HOẠT ĐỘNG PHCNDVCĐ1.1. Các yêu cầu chung của theo dõi PHCNDVCĐn Mục đích của hoạt động theo dõi là nhằm có được đầy đủ thông tin cần thiết về khuyết tật và quá trình thực hiện PHCNDVCĐ tại địa phương một cách đều đặn giúp các nhà quản lý và những người thực hiện chương trình ở các cấp đưa ra quyết định điều hành các hoạt động thích hợp.n Người chịu trách nhiệm theo dõi: Lãnh đạo Ban điều hành chương trình PHCNDVCĐ tại các cấp cử cán bộ có đủ năng lực chịu trách nhiệm theo dõi. Người thực hiện theo dõi là người trực tiếp thu thập thông tin, tính toán và điền các chỉ số vào các mẫu báo cáo và gửi đến những nơi cần thiết theo quy định.n Hoạt động cần theo dõi: Từng cấp có nhiệm vụ cụ thể về PHCNDVCĐ với các chỉ số của từng hoạt động do Bộ Y tế quy định phải theo dõi.n Chỉ số theo dõi: Các hoạt động PHCNDVCĐ được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể. Mỗi chỉ số đều được xác định rõ cách tính toán, nguồn thu thập thông tin để tính toán dựa vào nội dung theo dõi cụ thể của từng tuyến.n Cơ sở cần theo dõi: Người ra quyết định theo dõi phải chỉ rõ theo dõi được tiến hành ở cơ sở nào, tuyến nào.n Thời gian theo dõi: Theo dõi được tiến hành liên tục, thông tin và các chỉ số được tổng hợp và báo cáo định kỳ theo quy định chung của Bộ Y tế hoặc địa phương.1.2. Các bước thực hiện theo dõi về PHCNDVCĐ Bước 1: Chuẩn bị – Lập kế hoạch cho hoạt động theo dõi: Chuẩn bị nguồn lực, nội dung, thời gian, phạm vi theo dõi. – Chuẩn bị công cụ cho hoạt động theo dõi: Bao gồm sổ sách ghi chép các hoạt động, biểu mẫu thu thập thông tin, biểu mẫu tổng hợp báo cáo về PHCNDVCĐ. Các biểu mẫu này đã được Bộ Y tế quy định thống nhất cho từng tuyến, từng cơ sở với các chỉ số cụ thể phù hợp với các nội dung theo dõi đã được thống nhất (xem Phụ lục 1 - Biểu mẫu báo cáo PHCNDVCĐ) Bước 2: Thực hiện theo dõi PHCNDVCĐ – Sử dụng các biểu mẫu của Bộ Y tế đã quy định thống nhất cho từng tuyến, ghi chép thường xuyên các thông tin về hoạt động PHCNDVCĐ Hướng dẫn thực hiện Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 39 của các cơ sở tại từng tuyến, trong đó thông tin lần báo cáo đầu tiên là rất quan trọng vì đó là cơ sở cho những so sánh báo cáo sau này. – Tính toán các chỉ số sử dụng cho theo dõi – Viết báo cáo kết quả theo các mẫu của Bộ Y tế đã thống nhất cho từng cơ sở, từng tuyến theo thời gian quy định. Bước 3: Báo cáo kết quả theo dõi và đưa thông tin phản hồi – Gửi báo cáo kết quả theo dõi về PHCNDVCĐ được tiến hành định kỳ theo quy định của Bộ cho từng cơ sở, từng tuyến theo mẫu báo cáo. Xã báo cáo lên huyện 3 tháng 1 lần, huyện và tỉnh báo cáo 6 tháng 1 lần, tỉnh lên Trung ương 1 năm 1 lần. – Ngoài việc cung cấp thông tin theo các chỉ số, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cần đưa ra nhận định từ kết quả theo dõi cụ thể về : + Các cơ sở, các hoạt động của chương trình PHCNDVCĐ có thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra không + Các hoạt động thực hiện có đúng tiến độ đề ra không + Mức độ đạt được theo mục tiêu đã nêu ra của kế hoạch. + Những khó khăn nào đã nảy sinh + Đề xuất, kiến nghị với tuyến trên và các bên liên quan 2. giám sát HOẠT ĐỘNG PHCNDVCĐ 2.1. Yêu cầu chung của giám sát PHCNDVCĐ n Đảm bảo giám sát là quá trình thông tin hai chiều, thông tin phản hồi tích cực có sự lắng nghe chủ động. n Hiểu và đáp ứng nhu cầu của người được giám sát. n Cùng tham gia giải quyết vấn đề với người/ đơn vị được giám sát. n Lập kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề trong đó nội dung cần trả lời là các câu hỏi: vấn đề gì cần làm, ai làm, làm khi nào, nơi nào theo dõi việc làm? n Sử dụng các bảng kiểm thích hợp để giám sát. n Xác định cụ thể người thực hiện và thời gian cho từng cuộc giám sát. 2.2. Các bước thực hiện giám sát PHCNDVCĐ Bước 1: Chuẩn bị giám sát n Chọn người đi giám sát Người ra quyết định giám sát cần chọn người đi giám sát phù hợp với vấn đề cần giám sát. Để đảm bảo chức năng giúp đỡ, hỗ trợ người được chọn đi giám sát cần các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: