Thông tin tài liệu:
Kể từ khi Louise Brown - đứa bé đầu tiên của thụ tinh ống nghiệm - được sinh ra vào năm 1978, thụ tinh ống nghiệm (TTTON) đã được thực hiện ở các mức độ thành công khác nhau trong hướng điều trị vô sinh nam. TTTON cổ điển thường gặp những hạn chế đối với các trường hợp không tinh trùng (azoospermia), tinh trùng ít, yếu và dị dạng cao (severe oligoasthenoteratospermia), và màng trong suốt dày. Thông thường, tinh trùng với những bất thường về hình dạng không thể thâm nhập qua màng trong suốt. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG TRỨNG
KỸ THUẬT TIÊM TINH TRÙNG
VÀO BÀO TƯƠNG TRỨNG
Kể từ khi Louise Brown - đứa bé đầu tiên của thụ tinh ống nghiệm - được sinh ra
vào năm 1978, thụ tinh ống nghiệm (TTTON) đã được thực hiện ở các mức độ
thành công khác nhau trong hướng điều trị vô sinh nam. TTTON cổ điển thường
gặp những hạn chế đối với các tr ường hợp không tinh trùng (azoospermia), tinh
trùng ít, yếu và dị dạng cao (severe oligoasthenoteratospermia), và màng trong
suốt dày. Thông thường, tinh trùng với những bất thường về hình dạng không thể
thâm nhập qua màng trong suốt. Từ đó, những quy trình vi thao tác được phát triển
nhằm hỗ trợ sự thụ tinh bằng cách giúp tinh trùng xuyên qua màng ZP, hàng rào
cản trở chính đối với sự thâm nhập của tinh trùng.
Các cách tiếp cận khác nhau của qui trình vi thao tác bao gồm: (1) mở một phần
màng ZP để tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào trứng (PZD - partial zona
dissection), và tạo một lỗ trên ZP bằng laser (LZD - laser zona drilling); (2) tiêm
tinh trùng vào khoang quanh noãn (SUZI - subzonal sperm injection); (3) tiêm tinh
trùng trực tiếp vào bào tương trứng (ICSI). Hai cách tiếp cận đầu tiên phải dựa vào
khả năng gắn chặt và hòa màng của tinh trùng vào bào tương trứng. Trong khi đó,
tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương sẽ bỏ qua hiện tượng hòa màng của tinh
trùng và trứng.
Kể từ khi Palermo và cộng sự báo cáo trường hợp có thai đầu tiên của kỹ thuật
ICSI vào năm 1992, ICSI đã có những bước tiến triển và được xem là phương
pháp điều trị có hiệu quả nhất đối với những trường hợp tinh trùng ít, yếu và dị
dạng với việc cải thiện đáng kể tỉ lệ có thai và tỉ lệ em bé sinh ra ở nhiều trung tâm
TTTON lớn trên thế giới. Hiện nay, có thể tiêm tinh trùng từ phẫu thuật tinh hoàn
và tinh tử vào trứng đều có khả năng thụ thai. Bằng cách tiêm trực tiếp tinh trùng
từ nhiều nguồn khác nhau (tinh dịch, mào tinh, mô tinh hoàn) vào trứng, các bước
quan trọng trong sinh lý thụ tinh như hoạt hóa cực đầu, gắn kết của tinh trùng vào
màng ZP, hiện tượng hòa màng… đã được bỏ qua, trong khi những bước này
nhằm mục đích chọn lựa một tinh trùng bình thường nhất. Hơn nữa một điểm yếu
của phương pháp này đó là những bất thường về di truyền từ người chồng, nếu có,
có thể sẽ được chuyển qua thế hệ kế tiếp.
Kỹ thuật ICSI được áp dụng cho các trường hợp sử dụng tinh trùng tươi, tinh trùng
từ mào tinh và tinh trùng từ mô tinh hoàn. Kỹ thuật này bao gồm 6 bước quan
trọng:
1. Bất động tinh trùng
Trong ICSI, bất động tinh trùng bằng cách chạm kim ICSI vào đuôi tinh trùng và
tránh làm tổn hại đến đoạn cổ của tinh trùng (mid-piece), đây là phần bắt buộc của
kỹ thuật ICSI, thậm chí đối với những trường hợp tinh trùng không di động.
Phương pháp bất động tinh trùng rất quan trọng cho việc phóng thích nhanh chóng
các nhân tố tinh trùng để bắt đầu hoạt hóa trứng. Bất động tinh trùng sẽ làm tổn
thương màng tinh trùng dẫn đến việc giải phóng các nhân tố tinh trùng, giúp
khuếch tán các chất này vào trong bào tương trứng. Cùng với sự dao động nồng độ
ion Canxi nội bào, nhân tố tinh trùng làm tăng tính phân cực của trứng. Sau đó,
quá trình hoạt hóa trứng sẽ diễn ra khởi sự cho một loạt phản ứng sinh hóa trong
bào tương trứng mà cuối cùng sẽ dẫn đến:
(1) nhân tinh trùng được giải nén
(2) đẩy thể cực thứ hai ra khoang quanh noãn
(3) hình thành tiền nhân
(4) quá trình exocytosis
Thành phần trong nhân tố tinh trùng chủ yếu là những protein nhạy với nhiệt độ và
chỉ có hiệu quả sinh học khi đã tiêm vào bào tương trứng.
2. Tiêm tinh trùng
Trước khi tiêm, các kim được đặt ở vị trí vuông góc với vị trí của thể cực thứ nhất.
Ví dụ, khi thể cực ở vị trí 12h, kim tiêm phải ở vị trí 3h. Ở vị trí khác, khi thể cực
thứ nhất được đặt ở hướng 6h, kim tiêm nên đặt ở vị trí 3h. Trong khi ICSI, việc
lắp kim tiêm ở vị trí đúng sẽ đảm bảo không l àm tổn thương trứng do thoi vô sắc
của trứng thường nằm ở vị trí gần kề với PB thứ nhất.
3. Làm thủng màng bào tương
Kỹ thuật ICSI đòi hỏi màng bào tương phải được l&agr
...