Danh mục

Kỹ thuật trồng đậu tương bằng phương pháp làm đất tối thiểu

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.29 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Đất trồng đậu tương: - Chọn đất: Chọn chân đất chủ động tưới, tiêu. - Chuẩn bị đất: Khi thu hoạch lúa mùa cần chú ý để gốc rạ cao, ruộng cứ để gốc rạ không cần cắt và chuẩn bị ruộng để gieo đậu ngay. Trong trường hợp ruộng có nước tiến hành tháo cạn nước, cày thành luống có chiều rộng từ 2m (cứ 2m cày 1 đường) để tạo thành luống và cày một đường xung quang ruộng để tạo thành rãnh thoát nước. Rãnh này vừa để thoát nước khi ruộng thừa nước và để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng đậu tương bằng phương pháp làm đất tối thiểuKỹ thuật trồng đậu tương bằng phương pháp làm đất tối thiểu1. Đất trồng đậu tương:- Chọn đất: Chọn chân đất chủ động tưới, tiêu.- Chuẩn bị đất:Khi thu hoạch lúa mùa cần chú ý để gốc rạ cao, ruộng cứ để gốc rạ không cần cắt vàchuẩn bị ruộng để gieo đậu ngay.Trong trường hợp ruộng có nước tiến hành tháo cạn nước, cày thành luống có chiều rộngtừ 2m (cứ 2m cày 1 đường) để tạo thành luống và cày một đường xung quang ruộng đểtạo thành rãnh thoát nước. Rãnh này vừa để thoát nước khi ruộng thừa nước và để tướikhi đất bị khô.Chú ý: Nếu ruộng bị khô phải tưới một lượt nước tràn ruộng sau đó tiến hành cày thànhluống như trên.2. Thời vụ:- Thời vụ an toàn cao là gieo từ 15/9 - 05/10 (gieo càng sớm càng tốt)- Sau khi thu hoạch lúa mùa chuẩn bị đất xong tiến hành gieo ngay.3. Mật độ và phương pháp gieo:- Mật độ: 5kg giống/ sào (500m2).- Phương pháp gieo:+ Gieo vãi như gieo vãi lúa hoặc bón phân cho lúa, vung cao và rộng cho đậu rải đều trênmặt luống.+ Gieo theo gốc rạ, mỗi gốc cho 2 - 3 hạt đậu (cách này có độ đồng đều cao nhưng mấtnhiều công).Sau khi gieo hạt xong tiến hành dùng máy cắt cỏ hoặc dùng liềm buộc vào cây gậy phátcho rạ rải phủ đều trên mặt luống.Hoặc dùng máy cày bông sen, đã được ken kín bánh lồng bằng gỗ hoặc tôn chạy một lượtđể đè gốc rạ.3. Phân bón:- Lượng phân bón cho 01 sào (500m2)+ Phân Superlân: 30 kg+ Urea: 5 kg+ KalyClorua: 6 kg.- Thời gian và phương pháp bón:+ Phân lân: bón 100 % ngày sau khi gieo xong bằng cách vãi đều phân lân trên mặtruộng.+ Phân Urea: · Lần 1: sau khi đậu mọc đều bón 40% (2kg/sào). · Lần 2: khi đậu được 3 lá bón 60%(3kg/sào). Phương pháp bón: · Ruộng còn ẩm bón bằng cách vãi đều trên mặt ruộng, · Ruộng khô hòa nước tưới; có thể tưới nước chảy+ Phân Kaly: Khi đậu ra nụ tiến hành bón 100% lượng phân (6 kg)Phương pháp bón: · Ruộng còn ẩm bón bằng cách vãi đều trên mặt ruộng, · Ruộng khô hòa nước tưới; có thể tưới nước chảy tràn mặt ruộng sau đó vãi kaly.Chú ý: bón ka ly bằng cách vãi khi trời khô ráo, lá đậu không bị ướt.4. Chăm sóc:- Thường xuyên giữ ruộng đủ ẩm, nếu đất khô tiến hành tưới nước vào các rãnh để nướctheo các kẽ nẻ tự thấm vào đất và hết nước ở rãnh. Có thể tưới nước cho tràn trên mặtruộng.- Nếu ruộng có nước phải tháo cạn, không để trên mặt ruộng có nước ngập.- Không cần phải làm cỏ.5. Phòng trừ sâu bệnh:- Đậu tương đông phải chú ý phòng trừ sâu khoang, khi đậu được 5-6 lá.- Tiến hành làm bả chua ngọt cắm trên ruộng để diệt trưởng thành sâu khoang; khoảng 15bả/sào.- Cắm bả liên tục trên ruộng, nếu bả khô cần bổ sung thêm dung dịch của bả.6. Thu hoạch:- Khi đậu chín đều, lá rụng hết thì tiến hành thu hoạch;- Thu hoạch bằng cách dùng liềm cắt cây để lại gốc, và cho đậu vào máy tuốt lúa để táchlấy hạt, cây đậu rải đều ra ruộng để làm phân bón.

Tài liệu được xem nhiều: