Danh mục

Kỹ thuật trồng đậu xanh giống T135

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn gốc và đặc điểm: - Nguồn gốc: Giống đậu xanh T135 do Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Đậu Đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai VC2768A/VHB. Giống T135 đã được Hội đồng khoa học (Bộ Nông nghiệp và PTNT) công nhân là giống quốc gia năm 2000. - Đặc điểm: + Cao cây: 50 - 60 cm+ Thời gian sinh trưởng: 70 - 75 ngày. + Năng suất: Trung bình 1,6 tấn/ha tuỳ thuộc điều kiện thâm canh. Khối lượng 1000 hạt 65 -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng đậu xanh giống T135 Kỹ thuật trồng đậu xanh giống T135 A) Nguồn gốc và đặc điểm: - Nguồn gốc: Giống đậu xanh T135 do Trung tâm nghiên cứu và thựcnghiệm Đậu Đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. lai tạo và chọnlọc từ tổ hợp lai VC2768A/VHB. Giống T135 đã được Hội đồng khoa học(Bộ Nông nghiệp và PTNT) công nhân là giống quốc gia năm 2000. - Đặc điểm: + Cao cây: 50 - 60 cm + Thời gian sinh trưởng: 70 - 75 ngày. + Năng suất: Trung bình 1,6 tấn/ha tuỳ thuộc điều kiện thâm canh.Khối lượng 1000 hạt 65 - 70g. Hạt màu xanh mốc. + Giống trồng thích hợp ở các vùng sinh thái thuộc miền Núi, TrungDu trong vụ Xuân - Hè và Thu - Đông. + Giống có khả năng chống đổ tốt, kháng sâu đục hoa quả và bệnhđốm lá khá. b) Kỹ thuật trồng: - Thời vụ gieo: Tuỳ điều kiện canh tác ở mỗi vùng giống đậu xanhT135 được bố trí làm 3 thời vụ sau: + Vụ Xuân: 20/2 - 20/3 + Vụ Hè Thu: 5/6 - 5/7 + Vụ Thu Đông: 15/8 - 15/9 - Chọn đất: Nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, đất đồi núi thấp. - Làm đất: Cày bừa kỹ thuật, đảm bảo tơi, xốp, bằng phẳng, nhặt sạchcỏ dại trước khi lên luống. - Phân bón: * 400 kg phân chuồng + 15 kg vôi bột bón vãi đều + Bón lót:trước khi bừa lần cuối. * 3 kg đạm Urê + 15 kg lân super bón vãi đều trước khilên luống. * 3 kg đạm Urê + 3 kg Kali Clorua vãi đều giữa 2 + Bón thúc:hàng ở độ sâu 10cm cách gốc 15 com vào giai đoạn 4 - 5 lá kép. - Lên luống: Lên luống theo kích thước dài 10 m, mặt luống rộng 70cm, rãnh 30cm. - Rạch hàng: Mỗi tluống rạch 2 hàng cách mép 10 - 15 cm, đảm bảo 2hàng cách nhau 45 - 50 cm. - Giống: Lượng giống gieo 35kg/ha ở điều kiện hạt nảy mầm trên85%. - Khoảng cách trồng: Khoảng cách giữa các hàng 50 cm, giữa các hốctrên hàng 20 cm, mỗi hốc gieo 3 - 4 hạt, khi định cây để lại mỗi hốc 2 câytrong vụ Hè và 3 cây trong vụ Xuân. - Vun xới: + Xới lần 1: Sau mọc 10 ngày kết hợp tỉa định cây lần 1. + Xới lần 2: Sau mọc 25 ngày kết hợp vun nhẹ. + Xới lần 3: Sau mọc 40 ngày kết hợp bón thúc phân và vuncao. - Tưới tiêu: + Tưới lần 1 (nếu đất khô hạn): Tưới trực tiếp vào hàng sau khi bónlót phân trước khi gieo. + Tưới lần 2: Sau mọc 15 ngày; lần 3 sau mọc 30 ngày; lần 4 sau mọc45 ngày; lần 5 sau mọc 60 ngày (nếu độ ẩm đất < 80%). + Tưới nước, không để nước ngập quá 2 giờ. - Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý phòng trừ sâu hại lá, hoa, quả và hạt, bệnh lở cổ rễ, đốmnâu lá … theo định kỳ 1 tuần 1 lần và sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết. - Thu hoạch và bảo quản: Thời điểm thu hoạch được bắt đầu khi có90% số cây có quả chín, quả được phơi 1 - 2 nắng rồi đập lấy hạt. Hạt saukhi phơi 5 nắng được đưa vào bảo quản ở nơi thoáng mát. - Các kỹ thuật khác: Các kỹ thuật khác được thực hiện như các giốngđậu xanh địa phương truyền thống. Trong quá trình thực hiện, nếu cần trao đổi hoặc giải đáp thắc mắc xinliên hệ với nhóm chuyên gia đậu đỗ thuộc Trung tâm nghiên cứu thựcnghiệm Đậu đỗ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Tài liệu được xem nhiều: