Danh mục

Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông và các loại cây trụ sống. Thực tế cho thấy trồng tiêu trên cây trụ chết như trụ gỗ hoặc trụ bằng vật liệu xây dựng trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu. Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ gỗ, trụ gạch,trụ bê tông và các loại cây trụ sống. Thực tế cho thấy trồng tiêu trên cây trụchết như trụ gỗ hoặc trụ bằng vật liệu xây dựng trong điều kiện không chebóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanhchóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểmlàm hủy diệt vườn tiêu. Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bềnvững, tạo nên điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khaithác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phíđầu tư ban đầu. Các loại trụ sống phổ biến là vông, keo dậu, lồng mức,muồng đen v.v.... Cây trụ sống được trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Để đảm bảo vườn tiêu trồng trên cây trụ sống sinh trưởng tốt, đồngđều, cho năng suất cao cần chú ý tới các biện pháp kỹ thuật sau: 1. Trồng cây trụ sống Keo dậu, lồng mức trồng với khoảng cách 2,5mx2,5m (1.600 cây/ha),muồng đen trồng với khoảng cách 3mx3m (1.100 cây/ha), tốt nhất vào đầumùa mưa. Khi trồng bón lót 1 gốc 2kg phân chuồng và 0,2-0,3kg lân ĐầuTrâu. Sau khi trồng, cứ 20-30 ngày bón thúc cho cây trụ sống 1 lần vớilượng 10-15g Urê + 5g KCl/cây (hoặc 25-35g NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu)cho đến khi trồng mới tiêu vào 2-3 tháng sau đó. Có thể trồng cây trụ sống1-2 năm trước khi trồng tiêu, mỗi năm bón thúc phân cho cây trụ sống từ 2-3lần. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để cây sinh trưởng tốt đảm bảo yêu cầuleo bám cho cây tiêu. 2. Trồng cây trụ tạm Trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống bắt buộc phải trồng trụ tạm. Saukhi trồng trụ sống 2-3 tháng thì trồng tiêu. Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa cóchỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Câytrụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10-15cm, đường kính 10-15cm, chiềucao tính từ mặt đất hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trongvòng 2-3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám. 3. Trồng tiêu - Đào hố trồng tiêu: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi hố trồng 1 dâytiêu hay 1 bầu tiêu. Kích thước mỗi hố 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụtạm 10-15cm, sao cho tâm hố (vị trí đặt bầu tiêu) cách cây trụ sống từ 40-50cm. Cũng có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2dây hay 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố. Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phânchuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt vàlấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốcnhư Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố. Việctrộn phân lấp hố và xử lý đất trong hố được thực hiện trước khi trồng tiêu ítnhất là 15 ngày. - Che nắng và chắn gió: Do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụngche bóng, cần làm túp che nắng, chắn gió cẩn thận cho tiêu. 4. Chăm sóc 4.a. Buộc dây tiêu - Tiêu trồng bằng dây thân: Sau khi trồng 1-2 tháng, mỗi hom thânmọc 1-2 cành tược. Tược lên đến đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắcvào trụ tạm, có như vậy thì cây mới cho ra nhánh ác. Nếu không buộc dâykịp thời tược sẽ ngã ra ngoài, dây ốm yếu không cho nhánh ác được. - Tiêu trồng bằng dây lươn: Dây lươn không ra nhánh ác ngay. Tuyvậy vẫn phải thường xuyên buộc dây vào trụ tạm, không để cho đốt nàokhông có rễ bám vào trụ tạm. Khoảng 10 tháng đến 1 năm sau khi trồng, dâybám trên trụ tạm từ 1,2-1,5m thì bắt đầu ra cành ác. Việc buộc dây nên tiếnhành từ 7-10 ngày/lần. 4.b. Tạo hình, nuôi thân * Đối với tiêu trồng bằng dây thân: Sau 1 năm trồng, các dây tiêu đãvươn bám trên trụ tạm ở độ cao >1,5m, cắt ngang dây thân, cách mặt đất 25-30cm với mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trêntrụ. Từ chỗ cắt mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thân khoẻmạnh, tiếp tục buộc 3-5 dây thân mới phát sinh vào trụ tạm, chỉ buộc 1-2 dâythân vào trụ cây sống (lúc này trụ sống đã có đường kính 3-4cm và cao 3-3,5m), vặt bỏ các mầm dây thân còn lại. Không nên để quá nhiều dây thânbám vào trụ sống khi cây trụ còn nhỏ sẽ làm hạn chế sinh trưởng của cây trụsống. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống,chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độcao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu. * Đối với tiêu trồng bằng cành lươn: Áp dụng biện pháp đôn dây tiêuvào năm thứ 2 (sau trồng 12-13 tháng): Sau khi tiêu leo lên được 1-1,2 m vàcác dây bám trên trụ bắt đầu cho 2-4 nhánh ác ở ngọn thì đôn dây xuống.Nhẹ nhàng gỡ dây xuống, tránh làm tổn hại, xây sát, gãy dập dây tiêu.Khoanh tròn dưới gốc phần dây không mang nhánh ác sau khi đã cắt hết lá,chừa đoạn ngọn có mang nhánh ác. Sau đó lấp nhẹ đất, hay chỉ dằn vài cụcđất để giữ cho khoanh dây nằm im. Không nên lấp luôn một lớp đất dày vìcá ...

Tài liệu được xem nhiều: