Danh mục

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ớt đang là cây trồng đem lại thu nhập cho một bộ phận không nhỏ nông dân ở nhiều địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết sau đây xin nêu ra một số biện pháp để trồng và phòng trừ sâu bệnh cho ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gieo hạt và chăm sóc cây con: nên gieo hạt trong bầu để khi đem trồng cây con nhanh bén rể hồi xanh. Trước khi trồng một tuần, cần “luyện” cho cây con cứng cáp. Nếu cây con mềm yếu thì khi trồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ớt đang là cây trồng đem lạ i thu nhập cho một bộ phận không nhỏnông dân ở nhiều địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bàiviết sau đây xin nêu ra một số biện pháp để trồng và phòng trừ sâu bệnh choớt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gieo hạt và chăm sóc cây con: nên gieo hạt trong bầu để khi đemtrồng cây con nhanh bén rể hồi xanh. Trước khi trồng một tuần, cần “luyện”cho cây con cứng cáp. Nếu cây con mề m yếu thì khi trồng ra ruộng dễ bị héokhi gặp trời nắng và đỗ n gã khi gặp trờ i mưa. Phương pháp luyện cho câycứng trước khi trồng cần chú ý hai yếu tố là ánh sáng và nước tưới. Tháo hếtgiàn và lưới che để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Không nênthường xuyên tưới nước. Để cho cây bắt đầu hơ i héo mới tưới nước và mỗilần tưới cần tưới thật đẫ m. Cây con từ 20-30 ngày tuổi là đem trồng được.Nếu để cây con trong vườn ươm quá lâu thì khi trồng cây sẽ chậm bén rể,phát triển kém, giả m năng suất. Đối với giống ra hoa sớm thì không nêntrồng cây con quá 25 ngày tuổi. Nên tưới đẫm nước trước khi trồng 2-3 giờ.Nếu tưới xong mà đem trồng liền thì bầu đấ t dễ vỡ. Khoảng cách trồng: tùy đặc tính giống như chiều cao cây, sự pháttriển cành lá mà khoảng cách trồng có khác nhau. Nếu liếp rộng 0,8 -1 m,mương rộng trên 0,4m thì ch ỉ trồng 1-2 hàng, cây cách cây tố i thiểu 0,3 m.Nếu trồng quá dày sẽ hạn chế sự phát triển cành mang trái, tăng khả năngsâu bệnh, tăng chi phí sản xuất như lượng hạt giống, công trồng, ... Tỉa bỏ chồ i gốc: h iện nay phần lớn nông dân trồng ớt không chú ýkhâu kỹ thuật này nhưng đây là mộ t biện pháp kỹ thuật không kém phầnquan trọng. Các chồi nằm dưới vị trí phân cành cần được tỉa bỏ bằng tay khichồi mới ra 1-2 cm để giúp thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, tập trung dinhdưỡng phát triển cành mang trái, tăng năng suất. Phân bón: lượng phân bón cho 1000m2 như sau: Bón lót: 2-3 m3 phânchuồng, 20 kg NPK 16-16-8. Nếu không có phân chuồng, có thể thay bằngcác loại phân hữu cơ vi sinh (theo hướng dẫn trên bao bì). Bón thúc sinhtrưởng (khoảng 20-25 ngày sau khi trồng): 40 kg NPK 16-16-8 + 7 kg KCl.Bón thúc nuôi trái (khoảng 40-50 ngày sau trồng): 70 kg NPK 16-16 -8 + 15kg KCl. Nếu muố n kéo dài thời gian thu hoạch thì khoảng 75-80 ngày saukhi trồng tiếp tục bón phân: 40-50 kg NPK 16-16-8 + 5 kg urê + 5-7 kg KCl.Đối vớ i chân đất ruộng thì kết hợp bón gốc với b ồi bùn. Nếu trồng trên đấtliếp thì sau khi bón phân cần xới xáo vun gốc lấp phân để tránh phân bốc hơiđồng thời giúp ớt ra rể bất định (khi vun đất hoặc bồi bùn lên phần thân sátgốc thì rể sẽ mọc ra ở vị trí thân được lấp đất) hạn chế đỗ ngã và tăng khảnăng hút dinh dưỡng. Ngoài các lần bón thúc chính nêu trên cần tưới dặm 6 -10 ngày/lần tùytheo tình hình sinh trưởng của cây. Khi cây chưa mang trái có thể sử dụngphân 16-16-8 để tuới (5-10 kg/lần tướ i). Khi cây mang trái: Nếu chỉ dùngNPK thì nên dùng các loại phân có hàm lượng kali cao như 15 -15 -15 hoặc15-15-20, nếu dùng 16-16-8 thì cần bổ sung KCl (2-3 kg KCl/lần tưới).Trong mùa nắng, giai đoạn thu hoạch trái có thể sử dụng ure kết hợp KCl đểtưới cho cây mỗ i tuần 1 lần. Nhưng trong mùa mưa thì không nên tưới uremà nên dùng phân NPK. Chú ý: lượng phân bón trên chỉ có tính chất tham khảo. Tùy theo từngchân đất, cây trồng vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà gia giảmlượng phân cho hợp lý. Nếu giai đoạn đầu bón không đủ phân, cây phát triểnkém thì sẽ không cho năng suất cao. Nếu bón quá nhiều phân đặc biệt phânđạm thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Tốt nhất nên pha loãng phân DAP hoặc 16 -16 -8 (2 kg/1000m2) tưới cho cây ngay sau khi trồng 4-5 ngày, sau đó 4-5 ngàytưới một lần và theo dõi tình hình sinh trưởng của cây mà gia giảm lượngphân và khoảng cách giữa các lần tưới cho hợp lý để cây sinh trưởng tốtđồng thời tiết kiệm công lao động. Sử dụng thêm phân bón lá có chứa Ca và các chất vi lượng. Khi sửdụng phân bón lá cần chú ý hàm lượng đạm, lân, kali ghi trên bao bì. Giaiđoạn cây mang trái thì không sử d ụng các loại phân bón lá có hàm lượngđạm cao, nhất là trong mùa mưa vì sẽ tăng bệnh thán thư (nông dân thườnggọi là nổ trái). Lúc cây ra hoa nên phun CaBo hoặc Clorua canxi 7-10 ngày 1lần sẽ giúp tăng đậu trái, trái bóng, cứng trái hạn chế bệ nh thán thư và ngănngừa bệnh thối đít trái do thiế u canxi. Bệnh héo vi khuẩ n Phòng trừ một số sâu bệnh chủ yếu: bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, bọphấn chích hút nhựa cây, phá hại trên lá non, đọt non, bông và trái làm cholá bị quăn queo, đọt non không phát triển được. Ngoài ra các côn trùng chíchhút còn truyền bệnh virus. Phòng trừ: Dọn sạch cỏ dại, tỉa bớt cành nhánh đểcây được thoáng, hạn chế điề u kiệ n ẩn nấp của rầy và dễ xịt thuốc. Xịt thuốcngay khi phát hiện trên ruộng có các côn trùng chích hút bằng các loại thu ốcnhư Oncol, Admire, Confidor, Hopsan,…. Đối với các loại sâu ăn lá và sâuđục trái (sâu xanh, sâu ăn tạp, …) cần vệ sinh đồng ruộng, phun các loạithuốc: Nockthrin, Polytrin, Lannate, Desis, Regent,.. để phòng trừ. Bệnh héo xanh vi khuẩn xảy ra rải rác trên một số cây hoặc thành từngđám trên ruộng. Trên cây già, triệu chứng khởi đầu là các lá dưới hơi héo, ởcây non thì các lá trên héo trước. Triệu chứng héo ban đầu tiếp diễ n sau vàingày thì cây không còn phục hồi được và chết khi lá vẫn còn xanh. Phòngtrừ: Đảm bảo đất thoát nước tốt. Loạ i bỏ cây có triệu chứng nhiễm bệnh(nhổ bỏ cây và đem đi tiêu hủy), rãi vôi nơi câ y b ị bệnh. Các loại thuốc hoáhọc không có hiệu quả đối vớ i bệnh này. Cần luân canh vớ i cây bắp, đậu,các loạ i rau ăn lá,… ít nhất trong 3 năm không trồng cây thuộc họ cà. Tốtnhất là luân canh với cây lúa. Bệnh thán thư có thể xuất hiện trên ruộng hoặc làm thối trái ớt đã thuhoạch. Vết bệnh trên trái có các đường viền xếp đồn ...

Tài liệu được xem nhiều: