Danh mục

Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus)" giúp bạn nắm bắt các kiến thức trong việc trồng rừng bạch đàn như: đặc điểm sinh thái, chọn giống, kỹ thuật gieo hạt, kỹ thuật trồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus) Kỹ thuật trồng rừng bạch đàn (Eucalyptus) Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng rừnglà hiệu quả kinh tế. Đối với bạch đàn, tuy có giá trị kinh tế kém hơn một số cây gỗ quýnhư cẩm lai, gỗ mật, sao, dầu, giáng hương... song, gỗ dễ tiêu thụ, đưa lại hiệu quảkinh tế nhanh. Ngoài ra chúng còn có một số ưu điểm khác: Một số cơ sở chế biến gỗsử dụng gỗ Bạch đàn trong việc trang trí và đóng các đồ gỗ dùng ở ngoài trời rất bềnvà tốt, một số loài đoạn thân dưới cành thẳng, dài, không bị mối mọt, nên được dùngtrong xây dựng, lá một số loài bạch đàn cho hàm lượng tinh dầu cao và tốt, dùng trongngành dược điều trị cảm, cúm, xoa bóp.... Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn đã đưa cây bạch đàn là một trong những cây trồng rừng sảnxuất, làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Bởi, ngoài ưu điểm vềsinh trưởng nhanh, bạch đàn còn cho hàm lượng celluloz khá cao (E.camal 7 tuổi có:48,1%), chiều dài sợi gỗ từ 0,6-1,4mm. Hiệu suất bột của bạch đàn 7 tuổi: 48%). Có nhiều loại bạch đàn, song chỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồng rộng rãi ởcác nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, để trồng bạch đàn cóhiệu quả, vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phù hợp với từng loại đất và từngvùng sinh thái. Đặc điểm sinh thái: Đối với bạch đàn nói chung và bạch đàn trắng E.camaldulensis và E.tereticornisnói riêng, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-32oC, lượng mưa bình quân 1.400-1.800mm/năm, độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m, độ dày tầng đất từ 50-100cm, nâu,vàng phù sa bồi tụ thích hợp nhất, thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn, ít thích hợp làcát, vùng bán khô hạn, kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùntrên núi, xói mòn trơ đá. Như vậy ở miền Nam vùng trồng bạch đàn thích hợp nhất làTây Ninh (87%), còn gọi là các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai (46%).Tỉnh có diện tích đất ít thích hợp là Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM (28-37%). Chọn giống: Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọnloài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khảnăng chống chịu với sâu bệnh tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam một số loàiđã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như: E.camaldunensis, E.tereticorni,E.Urophyla... thì đã khảo nghiệm được một số loài có xuất xứ có hiệu quả đối với cácvùng như sau: Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp vớicác vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phènnặng. Ngoài ra một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về cósinh trưởng tốt E.urophyla (U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trun bình 7m;E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m (tại BìnhPhước). Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phảichọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thểcủa người trồng rừng. Một số cơ quan cung cấp giống: Công ty giống trồng rừng TP HCM (ĐR:8296299). TT giống cây LN Bình Dương (ĐT: 0650-822517), TT KGSXLN ĐôngNam Bộ - Đồng Nai (ĐT: 061-866264). TT giống - Từ Liêm - Hà Nội (ĐT: 04-8347813). Kỹ thuật gieo hạt: Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màuxám nâu là lúc thu hoạch tốt. quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ, rác... thu hạt,cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nẩy mầm tối đa 2 năm.Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâubệnh.... Chuẩn bị đất gieo hạt: Đất tốt, mới, nhuyễn, được để vào các khay nhựa có lỗhoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng, khi gieo chú ýcho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹngày 2 lần. Sau khi đôi lá thứ hai xuất hiện, mang cây cấy vào túi bầu đã được chuẩnbị, khi cấy cây chú ý không để rễ gãy, cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhàươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏche trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm, không để bầu cây bị ướt quá hoặc khôquá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng. Hiện nay, ngoài cây con được ươm từ hạt, còn có các loài bạch đàn được nhângiống vô tính bằng cấy mô hoặc cây hom, rừng trồng sẽ sinh trưởng và phát triển đều,đẹp và năng suất hơn, bởi các cây con này được nhân ra từ cây mẹ đã qua khâu tuyểnchọn cây mẹ tốt nhất, chúng mang đầy đủ tính di truyền của cây mẹ. Kỹ thuật trồng: 1. Làm đất: Vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụngmáy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi,san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại... gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đấtmặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm. Nếu trồng Bạchđàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kích thước: - Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. - Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 step) tạo luống rộng 2,3m, cao0,3m, kênh 2,3m. 2. Đào hố trồng: Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điềukiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàngcách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên. 3. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa ...

Tài liệu được xem nhiều: