Danh mục

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.88 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cây cao su không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất mịn, đất Bazan... thoát nước tốt, tầng canh tác dày sâu hơn 1 m (không có đá tảng, hay đá tổ ong). Đất trồng cao su có độ cao từ 700 m trở xuống so với mặt nước biển. Chu kỳ khai thác cây cao su kéo dài, do vậy để thuận lợi cho quá trình khai thác, bà con nên chọn đất có độ dốc không quá 300. Trước khi trồng phải chuẩn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản Kỹ thuật trồng vàchăm sóc cao su kiến thiết cơ bảnTheo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cây cao su không kénđất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cátpha, đất mịn, đất Bazan... thoát nước tốt, tầng canh tác dàysâu hơn 1 m (không có đá tảng, hay đá tổ ong).Đất trồng cao su có độ cao từ 700 m trở xuống so với mặtnước biển. Chu kỳ khai thác cây cao su kéo dài, do vậy đểthuận lợi cho quá trình khai thác, bà con nên chọn đất có độdốc không quá 300. Trước khi trồng phải chuẩn bị đất và đàohố trước từ 1-2 tháng. Sau đó chọn các giống cao su có năngsuất cao được công nhận là giống Quốc gia đang trồng cóhiệu quả ở Tây Nguyên như: PB 260, VM 515, GT1, PB235... Thời điểm trồng cao su ở tỉnh ta vào mùa mưa khi đấtđủ ẩm: khoảng từ ngày 20/5 đến 15/7 (giống stum trần) vàđến 30/7 (giống bầu). Đối với giống stum trần (10 thángtuổi), bà con lựa chọn cây giống có mắt ghép ổn định, thuầngiống. Cưa động mầm trước khi trồng từ 3-5 ngày, vết cưacách mí trên mắt ghép 6-10 cm, cưa nghiêng gốc 300 về phíađối diện mắt ghép và bôi mỡ Vazơin lin vào. Đường kính gốcghép cách cổ rễ 10 cm phải đạt 15mm trở lên. Rễ thẳng, độdài 40 cm trở lên. Đối với cây giống bầu, tối thiểu phải có haitầng lá. Tầng lá trên cùng ổn định (lá cứng, xoè ngang, cómàu xanh); các tầng lá khác phát triển bình thường, khôngrụng. Mật độ trồng phù hợp và phổ biến hiện nay trên địa bànKon Tum là 555 cây/ha với khoảng cách hàng cách hàng 6m,cây cách cây 3 m. Ở các vùng đất có độ dốc lớn hơn 50 nênthiết kế hàng theo đường đồng mức. Đào hố theo quy cách:60 cm x 60 cm x 60 cm hoặc 60 cm x 70 cm x 50 cm-độ sâucác hố 60 cm. Khi đào hố để riêng lớp đất mặt trộn mỗi hốkhoảng 10 kg phân hữu cơ cùng 0,3 kg phân lân nung chảy,lấp hố trước khi trồng ít nhất là 10 ngày. Mỗi hố trồng 1 cây.Đối với giống stum trần, khi trồng dùng cuốc móc đất sâutương đương chiều dài stum. Đặt stum xuống quay mặt vềhướng tây nam, giữ cho cây thẳng đứng, mép dưới mắt ghépngang bằng miệng hố. Lấp kỹ từng lớp đất, dậm đều và chặt,lấp kín phần cổ rễ 1-2cm (cách mí dưới mắt ghép 1 cm). Đốivới giống bầu, khi vận chuyển phải cẩn thận không làm vỡbầu, gẫy chồi. Khi trồng dùng cuốc moi hố bằng kích thướcbầu và dao sắc cắt đáy bầu, cắt hết chỗ cong của rễ cọc đáybầu. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép cũng hướngtheo hướng tây nam, mép dưới mắt ghép ngang mặt đất. Rạchbầu theo chiều thẳng đứng, kéo nhẹ túi bầu đến đâu ém chặtđất đến đó, không làm vỡ bầu. Khi trồng cao su phải chuẩn bị20-25% cây giống để trồng dặm, dùng bầu ghép 2-3 tầng lá.Trồng dặm ngay trong vụ trồng và kết thúc trước 30/8.Sau khi trồng 1,5-2 tháng, bà con tiến hành bón thúc đợt 1 vàtháng 10 bón đợt 2 kết hợp tủ ẩm giữ gốc. Bón theo rãnhvành khăn quanh gốc cao su- cách gốc 30-40 cm và lấp kínkết hợp với xới xáo. Sau khi bón phân đợt hai, tiến hành tủgốc bằng cỏ khô hoặc rơm rạ, tủ cách gốc 10 cm, bán kínhphủ 1 m và trên phủ một lớp đất mỏng chống cháy. Từ hainăm trở đi, mỗi năm bón hai lần trong mùa mưa. Đợt 1 bónvào tháng 4-5; đợt 2 bón tháng 9-10. Lượng phân bón cácnăm cụ thể như sau: năm thứ nhất 40 kg đạm (urê), 114 kglân, 15 kg ka li; năm hai 90 kg đạm, 260 kg lân, 28 kg kali;năm ba 119 kg đạm, 183 kg lân, 43 kg ka li; từ năm thứ bốnđến năm thứ bảy mỗi năm bón 159 kg đạm, 224 kg lân, 43 kgka li. Mỗi năm bón thành hai đợt trong mùa mưa. Khi cao suphát triển, bà con làm cỏ bảo đảm cho cao su luôn được sạchcỏ. Khi làm cỏ trên hàng không được kéo đất ra khỏi lô caosu và giúp cho lớp đất mặt luôn tơi xốp. Năm thứ nhất làm cỏrộng 2 m, từ năm hai trở đi làm cỏ rộng 3 m, làm 4-5lần/năm. Khi làm cỏ giữa hàng cao su có thể phát, cày hoặcdùng thuốc diệt cỏ tuỳ theo mức độ cỏ. Khi cây cao su pháttriển phải thường xuyên kiểm tra các chồi mọc ngoài mắtghép phải cắt bỏ để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Loại bỏ cảcác chồi ngang mọc từ thân ghép, các cành có độ cao từ 3 mtrở xuống, không tạo tán quá thấp làm cây dễ bệnh. Tronggiai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, có thể trồng xen cây họ đậu đểtăng thu nhập, chống xói mòn đất. Chú ý trồng xen hàng cáchhàng tối thiểu 1,5 m để không ảnh hưởng đến cây cao su. ...

Tài liệu được xem nhiều: