Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Keo lai
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Keo lai Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Keo lai Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn 1. Thời vụ trồng rừng + Vụ xuân trồng xong trước tháng 4 + Vụ thu trồng xong trước 15/11 2. Mật độ trồng rừng keo lai 1600-2000 cây/ ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m. 3. Chuẩn bị đất trồng Nơi đất dốc < 150, nếu có điều kiện nên cày máy (cày ngầm) toàn diện tích,sau đó đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm. 4. Bón lót và xăm lấp hố Bón lót cho mỗi hố 3 kg phân chuồng hoai +200 g NPK. Đập đất tơi nhỏ,loại bỏ đá, rễ cây, tạp vật khác, lấp 1/2 hố. Trộn đều phân chuồng với NPK, bỏ vàohố, dùng quốc xáo trộn đất, sau đó lấp đất đầy hố. Xăm lấp hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồngcây. 5. Trồng cây + Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặtbầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây conthẳng đứng. Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3 cm và chèn vừa đủ chặt.Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu,dập cổ rễ. + Trồng dặm: Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừngtrồng, nếu cây bị hư hỏng hoặc chết phải tiến hành trồng dặm lại, chỉnh sửa nhữngcây nghiêng bị đổ. 6. Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng và phòng trừ sâu hại Cây keo lai khi mới trồng còn thấp dễ bị cỏ dại lấn áp. Rừng trồng keo laiphải chăm sóc cẩn thận trong 3 năm đầu. + Chăm sóc nuôi dưỡng Chăm sóc năm thứ nhất: Chăm sóc 2 lần trước mùa sinh trưởng. Lần1, tiến hành làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 15-20 cm, vun đấtđầy gốc cao 5-10 cm, đường kính xung quanh gốc rộng 0,8-1m. Phát dọn sạch dâyleo, bụi rậm, đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau và cách gốc 25 cm.Bón thúc 2kg phân chuồng + 100g NPK. Trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều 2 rãnhrồi lấp đầy rãnh. Lần 2, tiến hành tương tự lần một nhưng không bón phân . Chăm sóc năm thứ 2: Lần 1, làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 20cm, vun đất đắp đầy gốc.Đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau, lệch với hai rãnh đã đào lầntrước và cách gốc cây 35 cm để bón thúc sinh trưởng cho cây. Bón thúc 2 kg phânchuồng +100g NPK trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều cho 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh. Lần 2, chăm sóc như lần một không bón phân, cần tránh xới xáo rãnh đãbón phân, phát sạch dây leo bụi rậm. Chăm sóc năm thứ 3: Phát sạch dây leo bụi rậm, chỉnh sửa cây làm cỏ vun gốc, trợ lực cho nhữngcây sinh trưởng chậm. Tỉa cành: Nếu cây có nhiều cành nhánh, cần tỉa bớt những cành thấp, tốtnhất là tỉa cành khi mới nhú. Dùng dao, kéo sắc để cắt sát gốc cành tỉa. 7. Bảo vệ rừng và phòng trừ sâu hại Rừng trồng keo lai phải được bảo vệ chu đáo cho đến khi thu hoạch.Thường xuyên tuần tra canh gác để xác định lửa rừng, xung quanh lô trồng rừngphải có băng cây xanh rộng từ 8-10m để phòng, chống cháy rừng. Rừng cây keo lai ngay từ lúc mới trồng đến 12 tháng tuổi thường bị mối ăncắn rễ, ăn vỏ gốc cây non, cắn gốc làm cho cây trồng bị chết. Để phòng chốngmối, trước khi trồng phải dọn sạch cành nhánh xung quanh hố trồng. Trộn thuốcdiệt mối vào bầu PE trước khi trồng cây. Phá vỡ, diệt tổ mối trên lô trồng rừng,chặn đường lấy nước của mối. Không bón phân có chứa mùn cưa. Không xén rễtrước khi trồng. Khi phát hiện có sâu, bệnh hại rừng cần thông báo tới cơ quan kĩthuật liên quan để phối hợp phòng chữa sâu bệnh hại kịp thời. 8. Thu hoạch Rừng keo lai trồng đúng kĩ thuật thâm canh: chọn giống tạo cây con, trồng,chăm sóc quản lý bảo vệ chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làmnguyên liệu chế biến bột giấy. Năng suất tăng trưởng rừng trồng keo lai hiện tại đạt 15-20 m3/ ha/ năm ởchu kì 7-8 năm, và đạt khối lượng 120-160 m3/ ha/ năm sau trồng 7-8 năm (cả vỏ). Sau 15 năm trồng rừng keo lai có thể khai thác chọn để làm gỗ gia dụng,xây dựng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Kỹ thuật trồng trọt Chế phẩm sinh học Bệnh ở cây trồng Bệnh ở vật nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Kỹ thuật trồng cây Keo laiGợi ý tài liệu liên quan:
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 257 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 245 0 0 -
30 trang 244 0 0
-
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 222 0 0 -
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 158 0 0 -
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 139 0 0 -
5 trang 125 0 0
-
91 trang 109 0 0
-
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 100 0 0 -
114 trang 99 0 0
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 98 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 85 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 71 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 68 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 67 0 0 -
91 trang 62 0 0
-
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
100 trang 52 1 0