Danh mục

Kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ không sử dụng pigtail làm mốc trong nong van hai lá xuyên da qua đường tĩnh mạch bằng bóng inoue. kết quả tức thời và theo dõi dài hạn tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ không dùng pigtail làm mốc trong nong van hai lá (VHL) bằng bóng Inoue. Nghiên cứu tiến hành trên những bệnh nhân được nong VHL từ tháng 4/2001 đến tháng 12/2002 là nhóm có dùng pigtail (n=147) và từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2003 là nhóm không dùng pigtail (n=115).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ không sử dụng pigtail làm mốc trong nong van hai lá xuyên da qua đường tĩnh mạch bằng bóng inoue. kết quả tức thời và theo dõi dài hạn tại Bệnh viện Chợ Rẫy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 KỸ THUẬT XUYÊN VÁCH LIÊN NHĨ KHÔNG SỬ DỤNG PIGTAIL LÀM MỐC TRONG NONG VAN HAI LÁ XUYÊN DA QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH BẰNG BÓNG INOUE. KẾT QUẢ TỨC THỜI VÀ THEO DÕI DÀI HẠN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Võ Thành Nhân*, Đỗ Thị Thu Hà** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ không dùng pigtail làm mốc trong nong van hai lá (VHL) bằng bóng Inoue. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, kết hợp hồi cứu và tiến cứu. Những bệnh nhân được nong VHL từ tháng 4/2001 đến tháng 12/2002 là nhóm có dùng pigtail (n=147) và từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2003 là nhóm không dùng pigtail (n=115). Kết quả: tỉ lệ xuyên vách liên nhĩ thành công ở nhóm có dùng và không dùng pigtail lần lượt là 99.3% và 98.2%, p=0.42. Thủ thuật thành công ở nhóm có dùng và không dùng pigtail lần lượt là 95.7% và 93.8% (p=0.49). Nhóm không dùng pigtail có thời gian làm thủ thuật và thời gian soi ngắn hơn nhóm có dùng pigtail (58.55±28.45 phút và 664.76±567.29 giây so với 68.97±20.67 phút và 973.32±807.65 giây, p lần lượt là 0.02 và 0.03). Tai biến ở hai nhóm dùng và không dùng pigtail: tỉ lệ tử vong là 0.7% và 0%; tỉ lệ lấp mạch não không di chứng 0.71% và 0.88% (p=0.89); tỉ lệ hở van 2 lá nặng (>2/4) 2.1% và 1.8% (p=0.89); tỉ lệ tràn máu màng tim 0.71% và 0.88% (p=0.89). Theo dõi dài hạn, nhóm dùng pigtail có 97 bệnh nhân được theo dõi 7.09±1.87 năm và nhóm không dùng pigtail có 64 bệnh nhân được theo dõi 5.94±1.34 năm. Ở hai nhóm dùng và không dùng pigtail, diện tích van 2 lá lần lượt là 1.6±0.28 và 1.58±0.28 cm2 (P=0.65); tái hẹp lần lượt là 22.7% và 21.87% (p=0.9); tỉ lệ sống không biến cố (tử vong, nong van lại, thay van, suy tim NYHA III-IV) lần lượt là 68% và 71.87% (p=0.66). Kết luận: Kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ không dùng pigtail làm mốc có tính khả thi, an toàn, hiệu quả tương đương với kỹ thuật có dùng pigtail, với thời gian soi và làm thủ thuật ngắn hơn. Từ khóa: Nong van 2 lá, bóng Inoue, xuyên vách liên nhĩ. SUMMARY TRANS-ATRIAL PUNCTURE TECHNIQUE WITHOUT THE USE OF PIGTAIL IN PERCUTANEOUS TRANS-MITRAL COMMISSUROTOMY WITH INOUE BALLOON. IMMEDIATE AND LONG TERM RESULTS AT CHO RAY HOSPITAL Vo Thanh Nhan, Do Thi Thu Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 534 - 544 Aims: To assess the feasibility, safety, immediate and long term results of trans-atrial puncture technique without the use of pigtail in PTMC with Inoue balloon in patients with symptomatic mitral stenosis. Methods and results: The success rate of trans-atrial puncture in the group with pigtail (n=147) and the group without pigtail used (n=115) were respectively 99.3% and 98.2% (p=0.42). Procedural success were * Khoa Tim Mạch Can Thiệp BV. Chợ Rẫy, ** Trường Trung Học Y Tế Đồng Tháp Tác giả liên lạc: PGS. TS. Võ Thành Nhân ĐT: 0903338192 Email: drnhanvo@gmail.com 534 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học respectively 95.7% and 93.8% (p=0.49). Procedure and fluoroscopic time were respectively 68.97± 20.67 min and 973.32± 807.65 sec vs 58.55± 28.45 min and 664.76± 567.29 sec, p = 0.02 and 0.33. The mortality rates were respectively 0.7% and 0%; the rates of cerebral embolism without late sequelae 0.71% and 0.885 (p=0.89); severe mitral regurgitation (>grade 2/4) 2.1% and 1.8% (p=0.89); hemopericardium 0.71% and 0.88% (p=0.89). For long-term follow-up in 7.09±1.87 years with 97 patients in the group with pigtail used and 5.94±1.34 years with 64 patients in the without pigtail used, the mitral valve area were respectively 1.6 ± 0.28 cm2 vs 1.58± 0.28 cm2, p=0.65, restenosis rate=22.7% vs 21.87%, p=0.9; event-free survival (death, redo MBV, mitral valve replacement, NYHA functional Class III or IV) in the two groups were 68% vs 71.87%, p=0.66. Conclusion Trans-atrial puncture technique without pigtail in PTMC with Inoue balloon has similar results with shorter procedure and fluoroscopic time versus the technique using pigtail. Key words: Percutaneous Trans-Mitral Commissurotomy (PTMC), Inoue balloon, trans-atrial puncture technique. Tim Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Chợ Rẫy. ĐẶT VẤN ĐỀ Đâm kim xuyên vách liên nhĩ là giai đoạn quan trọng, quyết định việc thành công hay thất bại của thủ thuật nong van 2 lá xuyên da qua đường tĩnh mạch. Các điểm mốc giải phẫu để xác định vị trí đâm kim xuyên vách liên nhĩ, được Inoue đề xuất ban đầu, đã được Hung cải tiến sau đó và được hầu hết các thủ thuật viên áp dụng. Kỹ thuật của Hung dựa vào vị trí đầu ống thông pigtail đặt trong động mạch chủ để xác định điểm mốc đâm kim xuyên vách liên nhĩ. Tuy nhiên, dù có dùng đầu ống thông pigtail để làm mốc, vị trí đâm kim xuyên vách liên nhĩ trên thực tế cũ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: