Danh mục

Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.25 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa1. Cụ - kỵ - ông - bà – chú - bác- anh- chị hai bên nội ngoại và cha - mẹ tôi đều là cư dân sinh sống mấy đời ở Hà Nội. Vì thế tất cả tụi bạn tôi đều bảo: Mày là người Hà Nội gốc. Có nhiều đứa khen nịnh: Người Hà Nội mềm mỏng, tinh tế. Giọng Hà nội vừa chuẩn vừa thanh trong. Nhưng có đứa lại trề môi phản bác: Người Hà Nội khách khí. Đang ăn, trông thấy người đi đường cũng dẻo miệng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa1. Cụ - kỵ - ông - bà – chú - bác- anh- chị hai bên nội ngoại và cha - mẹ tôi đều làcư dân sinh sống mấy đời ở Hà Nội. Vì thế tất cả tụi bạn tôi đều bảo: Mày là ngườiHà Nội gốc. Có nhiều đứa khen nịnh: Người Hà Nội mềm mỏng, tinh tế. Giọng Hànội vừa chuẩn vừa thanh trong . Nhưng có đứa lại trề môi phản bác: Người Hà Nộikhách khí. Đang ăn, trông thấy người đi đường cũng dẻo miệng mời nhau”xơicơm”mà có phải thực lòng mời họ đâu…Thôi kệ! Tay bé khôn bưng vừa miệngthế. Tôi luôn tự hào về cái gốc gác Hà Nội của mình nơi có rất nhiều cây xanh, hồđẹp, những nếp nhà mái ngói thâm nâu, nhiều những món ăn ngon, bởi hương vịriêng không phải nơi nào cũng có.Năm hết, Tết đến không khí xuân tự đến khắp mọi miền, thế nhưng với tôi, gócchợ hoa Hàng Lược hay vườn Đào Nhật Tân nơi đã từng say sưa đứng vẽ trong lấtphất mưa phùn và tiết trời se lạnh, thì dẫu dù đi đâu, về đâu cũng chẳng thể nàoquên được.Có nỗi buồn nào da diết như những cái Tết xa nhà, xa quê? Thế mà ngoài 50 tuổiđời nhưng tôi đã phải đón quá nhiều cái Tết vắng Hà Nội. Kể cả 7 cái Tết xa nhàkhi du học nước ngoài và 25 cái Tết khi chuyển vào miền Nam làm việc và sinhsống, thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ không được ăn Tết ở Hà Nội. Nhiều đứabạn vỗ vai tôi: Mày mất gốc Hà Nội rồi.Không, làm sao mà mất gốc? Hà Nội đã hằn in quá nhiều những kỷ niệm vui, buồntrong tôi.Hồi nhỏ, chúng tôi thích nhất là Tết và nhớ như in những cái Tết từ thời thơ ấu. Cảnăm, bố mẹ vất vả làm lụng và dành dụm để sắm Tết cho mấy chị em tôi: Chiếc áohoa cho chị, chiếc áo thêu hình người trượt tuyết cho em trai út và cho tôi chiếcvỏ áo bông màu xanh công nhân cùng đôi giày bát - kết có đế cao su vàng cònmới. Háo hức ngay từ chập tối, tôi cứ nằm ôm chặt món quà Tết ấy để chờ đếnthời khắc giao thừa, thiêng liêng, rồi ngủ quên lúc nào không biết. Sáng mùng mộtTết, nghe tiếng pháo nổ đì đùng gần xa, được ngửi mùi hương trầm bà nội thắp lênkhấn Phật và gia tiên, tụi trẻ con chúng tôi tự biết vùng chăn dậy sớm mà khôngcần ai đánh thức. Dù quần áo, giày, dép mới đã chỉnh tề nhưng vẫn bị nhốt chặttrong nhà vì phải chờ có người lớn hiền lành, đức độ, được nhiều người yêu mếnđến xông đất.(Người đủ phẩm chất này thường do bà Nội tôi đã “đặt hàng” trướcđể cầu mong cả năm an lành, hanh thông).Thành thông lệ, đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết đại gia đình tôi có truyềnthống mừng tuổi. Ông, bà, cha, mẹ lì xì cho con cháu từ trên xuống dưới và ngượclại từ các con, các cháu kính mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ. Chị em tôi được ngườilớn mừng tuổi bằng những đồng tiền mới toe.Sau khi có người xông đất, thích nhất là lúc được phép mở cửa chạy ra đường. Vớituổi ăn chưa no, lo chưa tới, thì chẳng gì sướng bằng khi thỏa thích hò hét, đuanhau chạy mấy vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Khi bụng đói, mới sực nhớ là mải chơichưa ăn gì. Ngày Tết ai cũng ngán bánh chưng. Khi đang đói mà được ăn chiếcbánh gối không nhân thơm ngậy mỡ dòn tan, rỗng ruột bên trong rót đầy tương ớtvào trong và vừa mới cắn thì ớt đã chảy tràn hai bên mép thật tuyệt. Sang hơn nữalại được ăn hai hào một đĩa nộm đu đủ bào nhỏ, rắc bên trên mấy miếng thịt bòkhô rồi chan dấm chua ngọt và chút tương ớt cay xè. Mới nghe thấy tiếng kéo láchtách của người bán nộm và ngửi thấy mùi mực nướng, mùi dấm, ớt và chỉ nhìnngười khác đang ăn mà đã thèm nuốt nước miếng.Tràng An ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó - nơi có ngôi chùa cổ kính với gốc hoa đạiđã đến hàng trăm tuổi thân xù xì uốn cong dựa vào bờ tường sau chùa. Cây đại nàyđã có từ hồi cụ nội tôi, qua cả thời bố tôi, tới chúng tôi c òn nhỏ, trưởng thành rồiđi xa mà nó vẫn còn mãi đến bây giờ. Nó như hệt một chứng nhân âm thầm nở hoacùng những thăng trầm của thời cuộc và ngát hương thơm nhè nhẹ cùng nhiều thếhệ cư dân trong ngõ với bao đổi thay người mất, người còn, người tha phương,người mới đến.Nơi tôi ở chật lắm. Chỉ không đầy 50 mét vuông mà hai gia đình chú, bác ruột vàông, bà, con, cháu… với 15 người cùng sinh sống dưới một mái nhà. Nồi, xoong,chậu giặt cùng nhiều thứ linh tinh cùng phải để dưới gầm giường. Khi ngủ, cóp lúcphải nằm trở đầu đuôi mới đủ chỗ trên giường. Khi khách tới chơi, cả chủ vàkhách bắc ghế ngồi ngay ngoài cửa. Khách ngồi trong nhà, trẻ con được lùa rađường cho vắng bớt. Vậy mà suốt ba mươi năm, hai gia đình anh em ruột sốngcùng cha, mẹ và các cháu, con chung sống êm ấm.Suốt những năm tháng chiến tranh bắn phá của máy bay Mỹ, dưới ngay gầmgiường là hầm, bên trên phủ chăn để che mảnh đạn. Ai lo thì cứ lo, còn tụi trẻ conchúng tôi lại thích nhất khi được chui xuống hầm để bắt dế, đào giun và cả nhữngcon gián đất hay trốn dưới mấy hòn gạch lát dưới đáy hầm. Khi máy bay Mỹ bắnphá làm trần nhà tôi bị sập, nhà tôi làm gác lửng, tất cả đàn ông con trai lên gác,đàn bà con gái được ưu tiên ở dưới.Tôi nhớ như in sáng mùng một Tết năm MậuThân 1968, đang trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: