Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: Dân số và di chuyển nội thị
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: Dân số và di chuyển nội thị Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Paris<br /> Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Trung Tâm Dân Số, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội<br /> <br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI :<br /> DÂN SỐ VÀ DI CHUYỂN NỘI THỊ<br /> Patrick Gubry, IRD<br /> Bernard Lortic, IRD<br /> Gilles Grenèche, INSEE<br /> Lê Văn Thành, VKT<br /> Lê Thị Hương, VKT<br /> Trần Thị Thanh Thủy, VKT<br /> Nguyễn Thị Thiềng, TTDS<br /> Phạm Thùy Hương, TTDS<br /> Vũ Hoàng Ngân, TTDS<br /> Nguyễn Thế Chính, ĐHKTQD<br /> <br /> ISTED, GEMDEV<br /> Chương trình nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD)<br /> Dự án PRUD số 45<br /> Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Vùng Ile-de-France<br /> Hội thảo « Hà Nội thành phố đặc thù và những lực chọn cho phát triển »<br /> Hà Nội, 12-14 tháng 11 năm 2002<br /> <br /> 2<br /> Từ khi thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm<br /> 1986, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, đã bước vào giai đoạn<br /> phát triển đô thị mạnh mẽ. Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di dân từ nông<br /> thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng kinh tế cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thônthành thị ngày càng lớn và việc quản lý hộ khẩu không còn chặt chẽ. Hơn nữa, tỷ lệ dân số ở<br /> nông thôn hiện nay vẫn cao (hơn 75% dân số, theo điều tra dân số năm 1999), điều này cho<br /> phép chúng ta tiên lượng rằng quá trình tăng trưởng dân số đô thị sẽ còn tiếp tục diễn ra trong<br /> nhiều năm tới. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trở thành những siêu đô thị, tuy có<br /> khác biệt giữa quá trình của hai nơi này. Trong bối cảnh đó, sự tái cấu trúc nhà ở và dân cư đô<br /> thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, do giá nhà đất tăng cao ở trung tâm thành phố, do có nhiều dự<br /> án phát triển đô thị và do sự xuất hiện các khu công nghiệp mới và do tiến trình phân tầng xã<br /> hội. Hiện tượng di dân phổ biến trong lòng thành phố làm thay đổi không gian sống và dẫn<br /> đến những chuyển dịch tạm thời của người dân. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ<br /> thuật và phương tiện giao thông đô thị.<br /> Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét nổi bật, và thường là những nét đặc thù liên<br /> quan đến dân số và hiện tượng di dân trong thành phố tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.<br /> Chúng tôi cũng xin trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc điều<br /> tra các hộ gia đình về những chuyển dịch trong thành phố (dự định tiến hành vào tháng 2 và<br /> tháng 3 năm 2003). Những dữ liệu thu thập được còn ở dạng thô nhưng sẽ là cơ sở của nhiều<br /> báo cáo khoa học. Nhiều bảng số liệu thống kê chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra dân số năm<br /> 1999 được trình bày trong phần phụ lục sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết về tình hình dân số<br /> cho các nghiên cứu về thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.<br /> Việc xác định dân số đô thị<br /> Địa giới hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bao gồm cả một vùng nông<br /> thôn rộng lớn ở ngoại ô thành phố, mà trước kia là nhằm bảo đảm việc cung cấp lương thực<br /> cho các thành phố này, hạn chế mua lương thực từ các tỉnh khác đồng thời hạn chế các làn<br /> sóng di dân. Nhưng quá trình tăng trưởng đô thị làm mục tiêu này ngày càng khó thực hiện và<br /> hiện nay hai đô thị này đang phải mua rất nhiều thực phẩm từ vùng châu thổ lân cận và điều<br /> đó lại tạo ra mạng lưới giao thương giữa các tỉnh thành trong nước và với thế giới. Các công<br /> trình nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì vậy cần phải<br /> dựa trên một đánh giá chính xác về dân số đô thị.<br /> Các dữ liệu từ cuộc điều tra dân số đã xác định dân số đô thị theo đơn vị hành chính<br /> một cách đơn giản là lấy tổng dân số của các quận (đô thị) cộng với dân số các thị trấn các<br /> huyện (nông thôn). Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà ở lan rộng về mặt địa lý, nhiều quận mới<br /> đã được thành lập vào năm 1997 (5 quận ở thành phố Hồ Chí Minh : quận 2, 9, 12, quận Thủ<br /> Đức ; 3 quận ở Hà Nội : Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy) (xem bản đồ hành chính ở phần phụ<br /> lục). Hiện tại, các quận mới này bao gồm một vùng đô thị đang mở rộng giáp ranh với các<br /> quận nội thành cũ, và một vùng nông thôn bên ngoài đang giảm dần diện tích. Sự chênh lệch<br /> giữa dân số đô thị tính theo đơn vị hành chính và dân số đô thị trên thực tế lớn hơn hẳn tại<br /> thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội.<br /> Theo các số liệu thống kê hành chính của cuộc điều tra dân số năm 1999, dân số thành<br /> phố Hồ Chí Minh là 5,0 triệu người (trong đó có 4,2 triệu dân cư thành thị) và dân số Hà Nội<br /> là 2,7 triệu người (trong đó có 1,5 triệu dân cư thành thị) (xem bảng 1a và 1b).<br /> <br /> 3<br /> Có hai phương pháp đã được áp dụng (hoặc đang được áp dụng) nhằm xác định chính<br /> xác dân số đô thị thay cho cách xác định đơn giản bằng đơn vị hành chính :<br /> 1. Phép nội suy từ mật độ dân số của quận, với giả thiết rằng có sự tương quan giữa mật<br /> độ dân số và tỷ lệ dân số đô thị ; mật độ trên 10 000 dân tương ứng với tỷ lệ đô thị hóa<br /> 100% và mật độ dưới 500 dân tương ứng với tỷlệ đô thị hóa là 0% (Lê Thị Hương,<br /> 2000 ; Gubry và Lê Thị Hương, 2002). Từ phương pháp này, người ta tính ra được<br /> dân số đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,7 triệu. Tuy nhiên phương pháp này<br /> không áp dụng cho Hà Nội, nơi các quận mới đã có mật độ dân số rất cao.<br /> 2. Phân tích việc mở rộng diện tích xây dựng qua hình ảnh v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu về dân số Dân số và di chuyển nội thị Di chuyển nội thị Thành phố Hồ Chí Minh Thủ đô Hà Nội Di dân trong thành phốTài liệu cùng danh mục:
-
7 trang 578 7 0
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 trang 462 0 0 -
42 trang 376 7 0
-
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 322 0 0 -
11 trang 297 0 0
-
Giáo trình Cây xanh đô thị: Phần 1
52 trang 296 13 0 -
Vướng mắc khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để thẩm định giá trị đất đai ở Việt Nam
20 trang 293 0 0 -
thông tin quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố hà nội (phía bắc sông hồng)
45 trang 290 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 271 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 253 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn tốt nghiệp “Hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương”
99 trang 0 0 0 -
93 trang 0 0 0
-
Thực trạng và giải pháp cho quan hệ thương mại Việt Nam với Nhật Bản - 4
10 trang 0 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam
56 trang 0 0 0 -
69 trang 0 0 0
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại trong thương mại điện tử
23 trang 0 0 0 -
Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND tỉnh TiềnGiang
3 trang 1 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá
54 trang 0 0 0 -
Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân tiếp cận qua lối trước trong điều trị thoái hóa khớp cổ chân
10 trang 0 0 0 -
Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 1 0 0