Danh mục

Kỷ yếu công trình khoa học 2014: Phần I - Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012-2014 và những cơ hội mới để phát triển bền vững

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 493.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu công trình khoa học 2014: Phần I - Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012-2014 và những cơ hội mới để phát triển bền vững trình bày khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam 2012-2014, những thách thức và cơ hội mới; triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tới; kiến nghị các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu công trình khoa học 2014: Phần I - Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012-2014 và những cơ hội mới để phát triển bền vữngKỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần IKINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 2012 - 2014 VÀ NHỮNG CƠHỘI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGPGS. TS. Đồng Xuân NinhKhoa Kinh tế - Quản lý Tóm tắt: Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, cơ hội mới, điểm sáng kinh tế, phát triển bềnvững. Đề tài: Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012 - 2014 và những cơ hội mới để phát triển bềnvững gồm có 3 phần. Phần 1, phân tích và đánh giá những diễn biến và tác động của kinh tếthế giới và Việt Nam. Những tác động này vừa là cơ hội và điểm tựa tạo ra động lực mới, vừalà những thách thức và trở ngại cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển kinh tế của ViệtNam. Phần 2, vận hội và triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam đã đến. Cần phát huy cáckết quả và các điểm sáng, đã đạt được của 2012 - 2013 để tạo đà và làm điểm tựa cho pháttriển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Phần 3, là 5 nhóm giải pháp chính sách kinh tế vĩmô và vi mô, nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong bối cảnh của kinh tếtoàn cầu, nhằm tăng cường thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, cơ hội mới, điểm sáng kinh tế, phát triển bền vững. Đặt vấn đề: Kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008 - 2009) đãbộc lộ ra những điểm yếu nội tại và sức đề kháng rất hạn chế của nền kinh tế do tác động từbên ngoài. Kể từ giữa năm 2013 và nửa đầu năm 2014, kinh tế Việt Nam đã hồi phục dần, lạmphát được kiềm chế, cán cân thanh toán có thặng dư… Kết quả này là nhờ các giải pháp ổnđịnh kinh tế vĩ mô đã được Chính phủ kiên trì thực hiện từ những năm 2011, cùng với nhữngđiều chỉnh chính sách thận trọng và hợp lý trong những năm 2012, 2013 và 2014. Tuy nhiên,kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Ngoài sự kiện biển Đông, Việt Nam cònngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế và nhữngchuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại, tự do cạnh tranh v.v… Bối cảnh này vừa tạo ranhững cơ hội và thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức mới cần phải vượt qua đểtạo ra những đột phá và động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Bài viết gồm các phần:  Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam 2012 - 2014. Những thách thức và cơ hộimới.  Triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tới.  Kiến nghị các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô. 1. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam 2012 - 2014. Những thách thức và cơhội mới Kinh tế thế giới 2012 - 2013 và những tác động đến kinh tế Việt Nam Kinh tế thế giới thời kỳ này trải qua nhiều khó khăn và biến động. Điều này được phảnánh thông qua việc Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đều đồng loạthạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 4%, của Hoa Kỳ là 1,3%, Nhật Bản làTrường Đại học Thăng Long 146Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I2,2%, Trung Quốc là 8,2%, Ấn Độ là 7,8% và Braxin là 3,5%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước này đều được dự báo thấp hơn so vớitrước. Ngoài ra, kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn, như cuộckhủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu; tình trạng thâm hụt ngân sách xảy ra ở nhiều quốcgia; tỷ lệ thất nghiệp khá cao (ở Mỹ: 9-10%; các nước Châu Âu: 10-20% v.v..) Từ bối cảnh trên của kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục gây khó khăn và ảnh hưởng lớnđến sự phát triển của kinh tế Việt Nam trên các mặt: xuất nhập khẩu, chứng khoán và đầu tư.Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức độ cao, sức muagiảm, nợ xấu có chiều hướng tăng và ở mức đáng lo ngại. Nền kinh tế và các doanh nghiệptrong nước phải đương đầu với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn ở cả 4 cấp độ: quốc tế,quốc gia, sản phẩm và doanh nghiệp v.v…Trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hànhvà triển khai thực hiện các Nghị quyết 01,02/NQ-CP (2013) để tháo gỡ khó khăn cho sản xuấtkinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, kiềm chế lạm phát, tạo môi trường và độnglực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Bên cạnh nhữngkhó khăn và thách thức trên kể cả sự kiện biển Đông (5-2014), tình hình kinh tế thế giới 2012- 2013 đã tạo ra những cơ hội mới cho phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ hội trước hết là cácdòng vốn đầu tư rút khỏi từ những nền kinh tế rối loạn, nhiều rủi ro để tìm đến những thịtrường đầu tư ổn định và có lợi như Việt Nam. Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một nơicó tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, có nhiều tiềm năng và có sức hút rấtlớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Bảng 1.1 và 1.2). Sau đó, là một loạt các cơ hội xuấthiện như thị trường có quy mô lớn, với gần 90 triệu dân, có cơ cấu dân số vàng; Thể chế ổnđịnh; Cơ sở hạ tầng được nâng cấp theo hướng hiện đại; Công nghệ thông tin, đặc biệt làInternet được phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện kết nối với các thị trường và khách hàng; cơ cấukinh tế và ngành nghề được chuyển dịch sang mô hình công nghiệp - dịch vụ; nền kinh tếphục hồi là điểm tựa cho kinh tế phát triển; lãi suất ngân hàng giảm nhiệt; thị trường chứngkhoán và bất động sản ấm dần lên; xuất nhập khẩu phát triển v.v… (Hình 1.1 và Bảng 1.3). Bảng 1.1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 2006 - 2012 Tổng số vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Năm Số dự án (Triệu USD) (Triệu USD) 2006 987 12.004,5 4.100,4 2007 1.544 ...

Tài liệu được xem nhiều: