Thông tin tài liệu:
Chẩn đoán độ lác. - Nghiệm pháp Hirschberg.Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hay đèn pin vào sống mũi bệnh nhân thì có ánh phản quang trên giác mạc. Ở mắt lành ánh phản quang ở trung tâm giác mạc còn bên mắt lác ánh phản quang ở cách trung tâm giác mạc về phía thái dương hoặc phía mũi. Cứ cách xa trung tâm giác mạc 1mm ≈ 80 lác, thường người ta tính ở bờ đồng tử là lác 150, ở rìa giác mạc là 450. Quy định lác trong ghi (+), lác ngoài ghi (-)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÁC CƠ NĂNG VÀ LIỆT VẬN NHÃN (Kỳ 2) LÁC CƠ NĂNG VÀ LIỆT VẬN NHÃN (Kỳ 2) 2.2.1.2. Chẩn đoán độ lác. - Nghiệm pháp Hirschberg. Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hay đèn pin vào sống mũi bệnh nhân thì cóánh phản quang trên giác mạc. Ở mắt lành ánh phản quang ở trung tâm giác mạccòn bên mắt lác ánh phản quang ở cách trung tâm giác mạc về phía thái dươnghoặc phía mũi. Cứ cách xa trung tâm giác mạc 1mm ≈ 80 lác, thường người ta tínhở bờ đồng tử là lác 150, ở rìa giác mạc là 450. Quy định lác trong ghi (+), lác ngoàighi (-) ở trước độ lác. Ngoài ra độ lác có thể còn được đo bằng thị trường kế Landolt, bằng thướcđo độ lác Strabometer, máy synoptophore, bằng lăng kính. 2.2.2. Khám vận động nhãn cầu: Cho bệnh nhân liếc tối đa 4 hướng chính, 4 hướng phụ để đánh giásức hoạt động các cơ vận nhãn. 2.2.3. Đánh giá thị lực phát hiện nhược thị ở mắt lác: - Đo thị lực không kính và có kính cho từng mắt một. Ở trẻ em nên dùngbảng Snellen chữ E (dễ nhận thức hơn bảng Landolt vòng tròn hở). - Phát hiện nhược thị ở mắt lác: Nhược thị trong lác cơ năng là nhược thịkhông phải do tổn thương thực thể gây ra (vì vậy phải khám kỹ giác mạc, thể thủytinh, dịch kính, võng mạc…). - Chẩn đoán là nhược thị khi thị lực ở mắt lác thấp hơn ở bên mắt lành từ3/10 trở lên. Nhược thị được chia ra làm 3 mức: + Nhược thị nhẹ thị lực từ 5/10 – 7/10. + Nhược thị trung bình từ 2/10 – 4/10. + Nhược thị nặng thị lực ≤ 1/10. 2.3. Các hình thái lâm sàng của lác cơ năng 2.3.1. Lác trong (lác quy tụ). Lác trong thường gặp hơn lác ngoài, gấp 4-5 lần, với những biểu hiện lâmsàng có phần nặng nề hơn lác ngoài: tuổi xuất hiện lác sớm hơn, độ lác cao hơn, tỷlệ tật khúc xạ cao hơn, nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt nghiêm trọng hơn. Cónhiều hình thái lác trong: 2.3.1.1. Lác quy tụ chính cống - Xảy ra sớm. - Không do điều tiết. - Không phối hợp tật khúc xạ (nhất là cận thị) hoặc có nhưng nhẹ và cânđối giữa hai mắt. - Thường lác luân phiên. - Thị giác hai mắt bị rối loạn. - Hay kết hợp yếu tố lác đứng. 2.3.1.2. Lác quy tụ do điều tiết. * Lác quy tụ điều tiết điển hình. - Lác do điều tiết toàn bộ thường là do viễn thị, nếu điều chỉnh bằng kínhđủ số viễn thị thì hết lác cả khi nhìn gần và khi nhìn xa. - Thường phát sinh muộn sau 4 đến 5 tuổi. - Lác luân hồi có lúc lác lúc không. Nói là có yếu tố điều tiết khi chênh lệchgiữa độ lác nhìn xa và nhìn gần phải từ 15 điôp lăng kính trở lên. * Lác quy tụ thể không điển hình: - Điều chỉnh kính viễn thị đủ số thì nhìn xa hết lác nhưng nhìn gần vẫn lácvào trong. * Lác quy tụ do điều tiết cục bộ: Nhỏ Atropin thì mắt giảm độ lác một phần. 2.4.2. Lác ngoài. 2.4.2.1. Lác ngoài từng lúc. Đây là loại lác ngoài phổ biến nhất, xuất hiện sớm (trước 5 tuổi), lúc có láclúc không lác, thường thấy lác vào những lúc mệt mỏi, thị giác kém tập trung. Ởtrẻ em, khi nhìn xa góc lác thường lớn hơn khi nhìn gần. Có thể kèm theo lácđứng, hội chứng chữ cái. Tiến triển có thể trở thành lác liên tục. 2.4.2.2. Lác ngoài thường xuyên. Lác ngoài thường xuyên hiếm gặp hơn lác ngoài từng lúc. 1. Lác ngoài bẩm sinh: Xuất hiện từ khi sinh ra hoặc trong 6 tháng đầu. Độlác lớn và không đổi, không có tật khúc xạ, có thể lác đứng phân li. Thường kèmtheo tổn thương thần kinh. 2. Lác ngoài do tổn hại thị lực: Gặp ở trẻ 5 tuổi hoặc người lớn, do các tổnthương: Sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh, teo thị thần kinh, tổn hại hoàng điểm,lệch khúc xạ 2 mắt. 2.4.3. Lác đứng. Lác đứng đơn thuần rất hiếm gặp mà thường kèm theo lác ngang. Lác đượcgọi là lác đứng khi góc lác lớn hơn 10∆ hoặc lớn hơn góc lác ngang. Tùy theo vị trí của nhãn cầu mà người ta gọi là lác lên trên hay lác xuốngdưới. Trong lác đồng hành, loại lác đứng thường gặp nhất là do liệt cơ chéo lớnbẩm sinh Biểu hịên lâm sàng là tăng hoạt cơ chéo bé và hạn chế cơ chéo lớn, cóthể kèm theo một tư thể lệch đầu. Lác đứng phân li: Lác đứng phân li là một dạng lác đặc biệt, thường kèm theo lác trong bẩmsinh. Biểu hiện lâm sàng là khi che một mắt thì nhãn cầu ở mắt này lác lên trên vàhơi xoáy ra, khi bỏ che mắt thì nhãn cầu trở lại vị trí ban đầu. Lác đứng cũng cóthể xuất hiện ngay cả khi mất tập trung chú ý mà không cần che một mắt. Chỉ cầnđiều trị phẫu thuật khi lác đứng xuất hiện tự phát hoặc ảnh hưởng nhiều đến thẩmmĩ. ...