Danh mục

LÁCH (TỲ)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỳ (lien) hay lách là một tạng huyết phát triển trên đường đi của động mạch tỳ là nơi sinh tế bào lim pho, là chỗ chứa và chôn các hồng cầu già. Ngoài ra tỳ còn tham gia chuyển hoá một số chất sắt, lưu huỳnh, cholesterol. Tỳ có màu đỏ thẫm lúc sống và nâu thẫm lúc chết. Về bệnh lý: tỳ là một tạng dễ bị dập vỡ khi chấn thương và dễ có phản ứng phình to trong 1 số bệnh về máu, sốt rét, leucose... Về kích thước: bình thường tỳ có chiều dài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÁCH (TỲ) LÁCH (TỲ)1. ĐẠI CƯƠNG Tỳ (lien) hay lách là một tạng huyết phát triển trên đường đi của động mạch tỳ lànơi sinh tế bào lim pho, là chỗ chứa và chôn các hồng cầu già. Ngoài ra tỳ còn thamgia chuyển hoá một số chất sắt, lưu huỳnh, cholesterol. Tỳ có màu đỏ thẫm lúc sống vànâu thẫm lúc chết. Về bệnh lý: tỳ là một tạng dễ bị dập vỡ khi chấn thương và dễ có phản ứng phìnhto trong 1 số bệnh về máu, sốt rét, leucose... Về kích thước: bình thường tỳ có chiều dài 12 cm, chiều ngang 8 cm, chiều dầy 4cm. Trung bình tỳ nặng khoảng 200 gram.2. VỊ TRÍ VÀ TRỰC CHIẾU - Tỳ nằm rất sâu trong ô hạ sườn trái, sau dạ dày, tựa lên thận trái và tuyếnthượng thận trái, ngồi trên góc đại tràng và dây chằng hoành đại tràng trái. Bìnhthường không sờ thấy tỳ. - Đối chiếu lên lồng ngực tỳ hình bầu dục và có 2 trục: + Trục lớn: chạy dọc theo xương sườn X. + Trục nhỏ: ở đầu sau trên ứng với khoang liên sườn VIII, cách đường gai sốngđộ 4 - 6 cm. Đầu trước dưới ứng với khoang liên sườn X ở đường nách trước. 1. Khe chếch phổi trái 2. Bờ dưới của phổi trái 3. Xương sườn IX 4. Bờ dưới màng phổi trái 5. Xương sườn X 6. Xương sườn XI 7. Diện tỳ Hình 2.20. Đối chiếu cảu tỳ trên khung xương (nhìn nghiêng)3. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN3.1. Hình thể ngoài Tỳ giống hạt cà phê hay hình tháp có 3 mặt (ngoài, sau trong, trước trong); 3 bờ 81(trước, sau, trong), đặc biệt bờ trước sắc hình răng cưa, đỉnh ở sau trên, đáy ở trướcdưới.3.2. Liên quan3.2.1. Mặt ngoài hay mặt hoành (facies diaphramgmatica) Lồi, áp vào cơ hoành, qua cơ hoành liên quan với góc sườn hoành của màngphổi. Màng phổi che phủ hoàn toàn mặt sau ngoài của tỳ, phổi chỉ che phủ 1 phần phíatrên của tỳ (ở đường vai), và chỉ xuống đến xương sườn VIII (ở đường nách giữa), dođó phổi ở phía trên giới hạn của tỳ.3.2.2. Mặt trước trong hay mặt dạ dày (facies gastrica) Lõm, nấp ở sau phình vị lớn của dạ dày và nối với dạ dày bởi mạc nối vị tỳ, nốivới tụy bởi mạc nối tụy - tỳ. Hai mạc nối này quây lấy thành bên trái của hậu cungmạc nối. Mặt này còn có rốn tỳ, nơi các thành phần của cuống tỳ đi vào và đi ra. 1. Đỉnh (đầu sau) 2. Mặt trước trong (mặt dạ dày) 3. Bó trước 4. Mặt kết tràng 5. Đáy (đầu trước) 6. Mặt thân 7. Bờ dưới 8. Bó mạch tỳ 9. Rốn tỳ 10. Mặt hoành Hình 2.21. Hình thể ngoài của tỳ3.2.3. Mặt sau trong hay mặt thận (facies renalis) Liên quan với thận và tuyến thượng thận trái.3.2.4. Đáy hay đầu trước hoặc mặt kết tràng (facies colica) Nằm trên góc đại tràng trái và dây chằng hoành đại tràng.3.2.5. Đỉnh hay đầu sau (extremitas posterior) Lách giữa dạ dày và cơ hoành, lá tạng của phúc mạc sau khi bọc các mặt của tỳđến đỉnh tỳ thì có hai khả năng: - Hoặc 2 lá phúc mạc chập vào nhau và dính vào cơ hoành tạo thành dây chằnghoành tỳ. - Hoặc 2 lá phúc mạc tách xa nhau thì đỉnh tỳ dính trực tiếp vào cơ hoành.4. CUỐNG TỲ (LÁCH) Bao gồm mạch máu thần kinh chạy trong 2 lá của mạc nối tụy tỳ.4.1. Động mạch tách (a. lienalis)82 - Là một nhánh của động mạch thân tạng, từ nguyên ủy chạy chếch sang trái, dóctheo phía sau, bờ trên của thân tụy cùng với thân tụy, động mạch tỳ bị dính vào thànhbụng sau và nằm áp ở phía trước thận trái. Đến đuôi tụy, động mạch tỳ trèo lên bờ trêntụy để ra mặt trước đuôi tụy và đi trong mạc nối tỳ tụy (như đuôi tụy), đến gần rốn tỳthì phân ra hai nhánh cùng. - Ngành bên: gồm các ngành nuôi dưỡng cho tụy, các ngành nuôi dưỡng cho dạdày (động mạch vị sau, động mạch vị ngắn, động mạch vị mạc nối trái) và các ngànhnuôi dưỡng cực trên của tỳ. - Ngành cùng: gồm 2 ngành chạy qua rốn tỳ, rồi mỗi ngành lại chia nhỏ dần đivào giữa các thùy, các tiểu thùy tạo thành những động mạch bút lông để đổ vào cácmao mạch trong chất tủy của tỳ.4.2. Tĩnh mạch tách (v. lienalis) Bắt đầu từ rốn lách đi ra, luôn đi theo động mạch tỳ khi tới sau đầu cổ tụy thì nốivới tĩnh mạch mạc treo tràng trên tạo thành tĩnh mạch gánh. Tĩnh mạch tỳ chạy ở phía trước tĩnh mạch thận trái, trong một số trường hợp cóthể nối tĩnh mạch tỳ vào tĩnh mạch thận trong phẫu thuật điều trị bệnh tăng áp lực tĩnhmạch cửa. 1. Các bút lông động mạch 2. Các tiểu động mạch 3. Các nang bạch huyết tỳ 4. Bè tỳ 5. Các động mạch bút lông 6. Tiểu thể tỳ 7. Tiểu động mạch trung tam 8. Xoang tĩnh mạch tỳ 9. Bút lông động mạch 10. Tủy đỏ 11. Các nhánh tỳ 12. Tỳ 13. Tĩnh mạch tỳ 14. Động mạch tỳ 15. Động, tĩnh mạch trong bè tỳ 16. Các xoang (tĩnh m ...

Tài liệu được xem nhiều: