Danh mục

Lãi chậm thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ: Những bất cập và giải pháp khắc phục khi sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá hiệu quả áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán và khuyến nghị các giải pháp mở rộng phạm vi và thống nhất áp dụng lãi suất bình quân theo định kỳ của các tổ chức tín dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thương mại năm 2005.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lãi chậm thanh toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ: Những bất cập và giải pháp khắc phục khi sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005 LÃI CHẬM THANH TOÁN TRONG CÁC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI, DỊCHVỤ: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 TS LS Lương Khải Ân1 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm2005 quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán và khuyến nghị các giải phápmở rộng phạm vi và thống nhất áp dụng lãi suất bình quân theo định kỳ của các tổ chức tíndụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thương mại năm 2005. Từ khóa: lãi suất, lãi chậm thanh toán, giao dịch thương mại, luật thương mại năm20051. Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ thương mại với các căn cứ tính lãi suất theoLuật thương mại năm 2005 Các quy định nhìn chung đề cập đến lãi, lãi suất, phạt vi phạm từ giao dịch vay tàisản trong lĩnh vực dân sự (chủ yếu là cho vay tiền), tín dụng ngân hàng và lãi chậm trảtrong các hợp đồng thương mại, dịch vụ. Điều này tạo ra khoảng trống khá lớn trong cácquy định về lãi suất trong kinh doanh hoặc đối với các nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền ứngtrước, phạt chậm thanh toán tiền sau khi các bên đã đối chiếu công nợ2 cả trong lĩnh vựcthương mại3. Hệ quả là, việc áp dụng quy định về lãi suất giải quyết tranh chấp trong quanhệ thương mại tại các cấp tòa các địa phương trên cả nước vẫn còn những khác biệt trongnhận thức, cũng như trong việc áp dụng luật. Nếu không có những giải pháp pháp lý kịpthời hiệu quả, vô hình trung quy định sẽ không được áp dụng thống nhất, thậm chí áp dụng1 Đơn vị công tác: Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0903 598 0622 Sau khi đối chiếu công nợ, các bên thường không phát sinh tranh chấp các điều khoản khác của hợp đồng đã đượcký kết, chỉ tập trung giải quyết hoàn trả khoản nợ như đối chiếu3 Trong quan hệ thương mại các quy định chỉ đề cập đến lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, dịch vụ vàchi phí tại Điều 306 Luật thương mại năm 2005 47sai gây thiệt hại cho đương sự (phải trả lãi quá cao so với quy định đối với bên có nghĩa vụhoặc ngược lại). Trước đây, thuật ngữ dân sự, kinh tế được đề cập trong các nghiên cứu dựa theokhái niệm ghi trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự (ban hành năm 1991), Pháp lệnh hợp đồngkinh tế (ban hành năm 1989) và các quy định liên quan. Tuy nhiên, khi các Pháp lệnh trênđược thay thế bằng Bộ luật dân sự và các đạo luật chuyên ngành, thuật ngữ kinh tế ít đượcsử dụng. Thay vào đó là các thuật ngữ kinh doanh, thương mại thường được phân định theocác giao dịch có phát sinh tranh chấp được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận4. Điểm chungcủa các quan hệ này (kinh doanh, thương mại), đó chính là yếu tố sinh lợi (lợi nhuận phátsinh từ các giao dịch) giữa các chủ thể, trong đó ít nhất một bên là chủ thể kinh doanh đượcthành lập hợp pháp, đúng theo trình tự, thủ tục các quy định của pháp luật. Do đó, khi giải quyết “bài toán” chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (tiền) các nhàlàm luật thường gắn nghĩa vụ này với các thiệt hại về lãi suất do các tổ chức kinh tế phảiđi vay từ ngân hàng thương mại để có vốn tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh.Việc tham chiếu lãi suất theo lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại xét dưới gócđộ pháp lý, kinh doanh cũng vì lý do này (lợi ích kinh tế của các bên). Vấn đề khó khănđặt ra là tham chiếu lãi suất theo mức lãi cho vay của các ngân hàng như thế nào mới phùhợp không phải là dễ dàng. Vì đặc trưng của quan hệ tín dụng ngân hàng, từng chủ thể vay,từng loại hình tín dụng, kỳ hạn vay, cũng như mục đích khoản vay thường không đồngnhất. Thêm vào đó, việc xác định phạm vi của quan hệ thương mại với các biện pháp chếtài chậm trả lãi được điều chỉnh theo luật này đến nay vẫn còn những hạn chế, cần có nhậnthức chung khi áp dụng. Thật vậy, nội hàm quan hệ thương mại theo pháp luật Việt Namkhá rộng, đó là quan hệ giữa các chủ thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp đãtham gia xác lập các hoạt động thương mại (bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịchvụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác), chịu sựđiều chỉnh của luật thương mại và các quy định của pháp luật dân sự, kinh doanh có liênquan. Hoạt động này được xúc tiến trên lãnh thổ, ngoài lãnh thổ trong trường hợp các bêncó thỏa thuận luật áp dụng hoặt luật nước ngoài, điều ước quốc mà Việt Nam là thành viên4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 48kể cả hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thươngnhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam có lựa chọn áp dụng luật thương mại.5 Như vậy quan hệ thương mại theo khái niệm này dưới hì ...

Tài liệu được xem nhiều: