Danh mục

Làm đẹp thời quá vãng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.33 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước năm 1982, con gái nhà có điều kiện thì cũng chỉ gội bằng xà phòng thơm, còn lại chủ yếu gội bằng bồ kết và chanh. Năm 1983, Hà Nội bắt đầu xuất hiện kem gội đầu, nguồn vẫn từ Thái Lan và người đi công tác nước ngoài mang về.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm đẹp thời quá vãngLàm đẹp thời quá vãngTrước năm 1982, con gái nhà có điều kiện thì cũng chỉ gội bằng xà phòngthơm, còn lại chủ yếu gội bằng bồ kết và chanh. Năm 1983, Hà Nội bắt đầuxuất hiện kem gội đầu, nguồn vẫn từ Thái Lan và người đi công tác nướcngoài mang về. Sau năm 1975, mốt tóc Cẩm Vân rộ lênNăm 1987, có một xí nghiệp bột giặt ở TP Hồ Chí Minh sản xuất được dầugội đầu, tuy nhiên mùi không thơm như dầu Thái nên chỉ có người ít tiềnmới dùng loại này. Đến năm 1990 dầu gội trở nên phổ biến hơn nhưng nótrở thành thứ nước gội thay thế bồ kết và xà phòng thơm thì phải vào khoảng năm 1993.Với những người thích tóc quăn (thời bao cấp người thường gọi là phi-dê)thì chỉ có cách là uốn nóng. Người thợ quấn tóc thành từng búi nhỏ vào lõisắt. Các lõi này thực chất là dây may xo được làm nóng bằng điện. Lõi sắtnóng đến một nhiệt độ nhất định làm cho tóc không thể thẳng như cũ. Tuynhiên, mỗi lần đi uốn tóc phải mất cả buổi ngồi yên trên ghế với mớ dâylằng nhằng trên đầu. Ai dũng cảm lắm mới dám vì uốn tóc bị cho là mang lốisống tiểu tư sản, nếu là cán bộ Nhà nước có thể bị phê bình trước cơ quan.Đến khoảng năm 1987 bắt đầu có thuốc uốn nguội.Người thợ bôi thứ thuốc có mùi hăng hắc lên đầu sau đó dùng lô quấn, tùytheo kiểu tóc mà số lô nhiều hay ít. Rồi người ta chụp lên đầu một mũ bằngnilon. ủ chừng 1 tiếng thì gội và cho đầu vào trong nồi sấy điện (giống nhưmũ của phi hành gia) để giữ nếp. Lại có chị em cắt ngắn nhưng không muốnđể tóc thẳng đơ, họ mua lô (bằng nhựa) và sáng ra từ trên giường xuốngchưa đánh răng rửa mặt đã quấn, thế mới có mái tóc ôm lấy đầu để đến côngsở.Nói về chạy theo mốt của chị em cũng... lắm chuyện. Sau năm 1975, mốt tócCẩm Vân rộ lên. Hầu như đám trẻ theo mốt này. Tóc trán cắt bằng rồi tỉađuổi hai bên mái. Tiếp đó xuất hiện mốt Ôxy, tóc được cắt ngắn ngangtai, sau đó uốn từ chân tóc lên đến đỉnh đầu. Hết mốt này lại chuyển sangmốt Chiến hạm nổ tung(bắt chước một nhân vật trong bộ phim cùng têncủa Liên Xô). Tóc cắt ngắn ngang vai và rẽ ngôi. Xem “Khi đàn sếu bayqua” (phim Liên Xô), nhiều cô bắt chước kiểu tóc của nhân vật nữ du kíchtrong phim. Cô này để tóc thề, lòa xòa mấy sợi trước trán. Rồi mốt Mai-ca(một nhân vật trong phim Mai-ca, cô bé từ trên trời rơi xuống), tóc tỉa đuổihình oval.Chưa hết các cô lại chạy theo mốt Mariana (nhân vật trong phim Ngườigiàu cũng khóc của Brazin). Cô này để tóc ngang lưng và sấy nhẹ. Năm1987, chị em đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc về mang theo mốt tóc Xuri(ca sĩ nổi tiếng thập niên 80 của Tiệp Khắc). Thế là cả Hà Nội tràn ngập kiểuXuri. Không biết ảnh hưởng từ đâu đã xuất hiện mốt như chổi lúa. Bà KimQuý, người đam mê mốt tóc kể có hôm 11h đêm, cửa hàng của bà đã đóngcửa nhưng có cô gõ cửa nì nèo làm cho kiểu này để sáng hôm sau chính thứcnhận lời yêu.Thập niên 70 thế kỷ trước, đa phần nữ sinh để tóc dài, dùng cặp ba lá cặp lạihoặc tết tóc đuôi sam hay cắt tóc thề rồi buộc hai bím. Nữ sinh chịu chơi lắmmới dám búi tóc đuôi gà (buộc chổng ngược) nhưng cả trường cấp III hàngnghìn học sinh cũng chỉ có dăm người.Về xăm thẩm mỹ thì có một thanh niên tên là Long, ở Sài Gòn ra Hà Nội mởtiệm đầu tiên vào năm 1989. Tại Hà Nội, tiệm tóc của Bình “rồng” (dốc BàTriệu) mở màn cho dịch vụ này, sau đó là Kim Quý. Năm 1993 Hà Nội xuấthiện nhuộm móng chân móng tay. Thuốc nhuộm chỉ có một màu. Năm2004, phát triển hơn, người ta còn vẽ cả hình lên móng tay.Thời Pháp đô hộ, chỉ có các quý bà, quý ông mới dùng nước hoa. Trong thờigian cải tạo tư bản tư doanh, nhiều người đành lòng cất vào góc tủ vì sửdụng nước hoa cũng bị coi là có lối sống tư sản. Qua đận này tình hình đỡhơn cũng chỉ dùng vào ngày tết, dự đám cưới. Hà Nội cũng có Xí nghiệpHóa mỹ phẩm sản xuất ra nước hoa hiệu ỷ Lan hay Hoa Nhài. Hai nhãn hiệunày có mùi thơm tự nhiên, không xồng xộc hay có mùi gây sự như một sốloại nước hoa hiện nay.Hà Nội dù là thành phố 1.000 nă m tuổi nhưng không phải là trung tâm làmđẹp của thế giới nên việc bị ảnh hưởng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếutiếp nhận mà không chọn lọc cái gì hợp với mình thì sẽ tự biến mình thànhngười xấu trong quan niệm thẩm mỹ của người á Đông. ...

Tài liệu được xem nhiều: