Thông tin tài liệu:
Một trong những nguyên nhân gây đau tai của trẻ khiến bố mẹ lo lắng là đau tai do nút ráy tai hoặc đau tai do chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách. Ráy tai là gì?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi trẻ nhiều ráy tai? Làm gì khi trẻ nhiều ráy tai?Một trong những nguyên nhân gây đau tai của trẻkhiến bố mẹ lo lắng là đau tai do nút ráy tai hoặcđau tai do chấn thương vì ngoáy tai không đúngcách.Ráy tai là gì?Da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọilà ráy tai.Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng.Ráy tai có nhiệm vụ gì?Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thươngvà nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theobụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bịkhô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.Khi nào cần lấy ráy tai?Trong trường hợp bình thường không cần lấy ráy tai. Tynhiên, trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bàitiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, dophản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do chính bạnvệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ốngtai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráytai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tựnhiên tạo nên nút ráy tai.Những trường hợp này cần phải được lấy ráy tai để tránhcảm giác nặng (đầy) tai hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứaống tai hoặc gây giảm thính lực tạm thời do tắc nghẽn hoàntoàn 2 bên ống tai.Làm gì khi trẻ có nút ráy tai?Tại nhà, bạn có thể dùng dung dịch clorua natri 0,9% (nướcmuối sinh lý) để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày,thường là từ 3 – 5 lần hoặc hơn nếu có thể, mỗi lần từ 10 –20 giọt để cho nút ráy tai được thấm nhiều nước muối vàdần sẽ mềm đi, rã ra. Sau đó theo dõi từ 5 – 7 ngày, nếu ráytai chỉ mềm đi mà không rã ra thì bạn nên đưa trẻ đến bácsĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.Nếu ráy tai rã nhiều, bạn tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5 –7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏiống tai.