Danh mục

Lâm sàng - điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.79 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Nhiều tác giả Phedoroocki, Holubec... gọi là thời kỳ suy mòn bỏng. - Suy mòn bỏng thường gặp ở bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng: 15% nó có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ nhất, lúc này chỉ còn bỏng IV, V còn bỏng I,II,III đã liền.- Tổn thương có diện tích từ 4-5% nếu điều trị không đúng và sớm hoặc vết thương khi có TCH nêú không được phủ kịp thời có thể xuất hiện suy mòn bỏng.- Suy mòn bỏng có thể xuất hiện ở các mức khác nhau, nếu không điều trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lâm sàng - điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng (Kỳ 1) Lâm sàng - điều trị thời kỳ suy mòn của bệnh bỏng (Kỳ 1) I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Nhiều tác giả Phedoroocki, Holubec... gọi là thời kỳ suy mònbỏng. - Suy mòn bỏng thường gặp ở bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng: >15% nó có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ nhất, lúc này chỉ còn bỏng IV, V cònbỏng I,II,III đã liền. - Tổn thương có diện tích từ 4-5% nếu điều trị không đúng và sớmhoặc vết thương khi có TCH nêú không được phủ kịp thời có thể xuất hiện suymòn bỏng. - Suy mòn bỏng có thể xuất hiện ở các mức khác nhau, nếu khôngđiều trị phát triển từ nhẹ tới nặng. - Hiện có xu hướng chia bệnh bỏng làm 4 giai đoạn: sốc (từ ngày 1-3), NĐNK bỏng (từ ngày 4-30), suy mòn bỏng, hồi phục. Thực tế bệnh bỏng diễnbiến phức tạp, không có gianh giới rõ ràng giữa các giai đoạn và các giai đoạn cóảnh hưởng lẫn nhau. Suy mòn bỏng có thể xuất hiện sớm ngay ở giai đoạn 1-2 và coi là biến chứng. II. CƠ CHẾ BỆNH SINH: 1. Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: nổi bật, thường gặp ở các cơ quannội tạng, các hệ thống cơ thể. 2. Giảm Protein do nhiều nguyên nhân: - Qua vết thương: bao gồm dịch xuất tiết, máu, mủ và hình thành tổ chứchạt. - Nông sâu 20% có thể mất 20-40g/24h. Nếu tính cả thải Proteinqua phân, nước tiểu... mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mấtProtein qua vết bỏng đạt 10mg/cm2/24h. - Chức năng tiêu hoá giảm: chủ yếu rối loạn men tiêu hoá và khảnăng hấp thu của ống tiêu hoá. - Chức năng tổng hợp Protein nhất là ở gan: giảm khả năng tổnghợp. - Rối loạn chuyển hoá: quá trình dị hoá chiếm ưu thế so với đồnghoá. CHCB có thể tăng 20; 40; 60. Quá trình tiêu đạm phát triển, kết hợp nuôi dưỡng không đủ --->thiếu Protit, cơ thể phải sử dụng nguồn Protit của cơ thể. (của cơ, mô liên kếtmỡ...) 3. Các nội tạng do suy dinh dưỡng kéo dài bị ảnh hưởng chức năng vàhình thể. 4. Các biến chứng NTVT, sốt cao, loét điểm tỳ, NĐ do độc tố bỏng, tìnhtrạng bất động kéo dài.... làm suy mòn phát triển. III. LÂM SÀNG: 1. Toàn thân: 1.1. Gầy sút cân: - Mặt hốc hác, gồ xương nhô lên, mỡ dưới da biến mất, cơ teo. - Sút cân có thể 15% trọng lượng cơ thể trong tháng thứ nhất. Nếunặng có thể 1-1,5kg/ng, tới 30-48% trọng lượng. 1.2. Da niêm mạc nhợt, khô, dăn deo, giảm tính đàn hồi, rụng lông tócmóng, rối loạn phát triển tế bào sừng. 1.3. Phù thiểu dưỡng: - Phù mềm, trắng, ấn lõm, rõ viền chi. - Gặp phù SD, tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, toànthân. - Cơ chế: giảm protein ---> giảm PK Tính thấm thành mạch tăng. 1.4. Loét các điểm tỳ đè: có thể 1 hoặc nhiều điểm diện tích có thể khácnhau. - Vết loét là cửa ngõ VK; SM phát triển. - Loét phát triển có thể sâu tới cơ, xương nhất vùng cùng cụt. - Các vị ttrí hay gặp: ụ chẩm, cột sống cổ (C6-C7), bả vai, gai đốtsống đặc biệt vùng cùng cụt, mào chậu - mấu chuyển lớn - gót chân - mắt cá chân(ngoài), vùng khớp khuỷu - đầu dưới xương trụ. phía trước: xương trán, xương ức,xương sườn, khớp gối...

Tài liệu được xem nhiều: