Danh mục

Lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị abces phổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Abces phổi: là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử nhu mô phổi, tạo nên một hang chứa mủ không phải là do lao. Abces phổi mạn tính là khi ổ abces tồn tại từ 2 tháng trở nên. I- Lâm sàng: bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn - Giai đoạn ổ mủ kín. - Giai đoạn ộc mủ. - Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản. 1- Giai đoạn ổ mủ kín: Có bệnh cảnh lâm sàng giống với viêm phổi cấp biểu hiện: - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc. - Hội chứng đông đặc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị abces phổi Lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị abces phổi Abces phổi: là một viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử nhu mô phổi, tạo nên một hang chứa mủ không phải là do lao. Abces phổi mạn tính là khi ổ abces tồn tại từ 2 tháng trở nên. I- Lâm sàng: bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn - Giai đoạn ổ mủ kín. - Giai đoạn ộc mủ. - Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản. 1- Giai đoạn ổ mủ kín: Có bệnh cảnh lâm sàng giống với viêm phổi cấp biểu hiện: - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc. - Hội chứng đông đặc. 2- Giai đoạn ộc mủ: - Sau khi khởi phát từ 6 – 15 ngày bệnh nhân đột ngột: + ho tăng lên. + đau ngực tăng lên. + Bệnh nhân ho dữ dội và ộc ra rất nhiều mủ (hàng trăm ml) mủ đặc và quánh, màu vàng, lổn nhổn những cục mủ tròn, mùi hôi thối. + bệnh nhân vã mồ hôi, mệt lả. - Sau đó : hết sốt, người dễ chịu hơn và ăn ngủ được. à Giai đoạn này cần cho bệnh nhân bất động đề phòng mủ tràn vào đường thở gây ngạt. - Có thể ho ra máu hoặc khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày. Tính chất mủ tùy thuộc vào từng căn nguyên: + Do tụ cầu: mủ màu vàng. + Do liên cầu: mủ màu xanh. + Do amip: mủ màu chocolate. + Do vi khuẩn ly khí: mủ khối và có những cục hoại tử màu đen. 3- Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: (khải mủ) - Bệnh nhân còn ho dai dẳng, khạc đờm mủ số lượng ít hơn. - Khám phổi có hội chứng hang. II- Cận lâm sàng: 1.Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, N tăng, VSS tăng. 2. Xquang: + Ở giai đoạn ổ mủ kín thấy hình ảnh bóng mờ không thuần nhất, khá rộng, bờ mờ chưa có hình ảnh phá hủy. + Các giai đọan sau thấy một hoặc nhiều hang tròn, bờ dầy, xung quanh là tổ chức phổi đông đặc, có hình mức khí nước. 3. Soi đờm: có thể thấy Amip. 4. Cấy đờm, máu (+) vi khuẩn III- Điều trị: 1- Điều trị nội khoa: - Kháng sinh: + tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. + Nếu không có kháng sinh đồ thì căn cứ trên lâm sàng và cận lâm sàng để dùng kháng sinh. + Nên sử dụng phối hợp 2-3 loại kháng sinh, bằng nhiều đường, trong thời gian 6- 8 tuần. + Các thuốc ưu tiên lựa chọn: . Tụ cầu: penicillin, cephalosporin, lincomicin, vancomycin. . Liên cầu: penicillin G. . Klebsiella : Gentamycin,nhóm Quinolon . Amip: emetin, flagyl. - Dẫn lưu mủ theo tư thế, có thể kết hợp vỗ rung ngực mỗi lần 10 – 15 phút,ngày vài lần. - Thuốc long đờm: có thể dùng nhóm natribenzoat 5% hoặc nhóm N-acetyl cystein (Muxystine, Muxytuc : 50 mg x 2 – 3 viên /ngày.) - Truyền dịch, truyền đạm. - Thuốc trợ tim: Uabain, Digoxin. - Nâng đỡ cơ thể: chế độ ăn giảm đạm, vitamin. à Nếu có ổ mủ ở sát thành ngực: chọc hút dẫn lưu, rửa hàng ngày (chỉ thực hiện ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên). 2- Điều trị ngoại khoa: - Chỉ định: + Ho ra máu mức độ nặng. + Abces mạn tính điều trị nội khoa > 2 năm ko KQ. + Hang di sót. - Phương pháp: phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc cắt phân thùy phổi.

Tài liệu được xem nhiều: