Danh mục

Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.15 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyện vị chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp tự ý đem tiền đi đầu tư chứng khoán và bị thua lỗ đã được nhắc đến nhiều gần đây. Không dừng lại ở khía cạnh phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, chúng ta thử bàn rộng đến tính hiệu quả của hệ thống quản trị doanh nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả có nghĩa là việc quản lý và điều hành doanh nghiệp theo cách mà tất cả quyền lợi của cổ đông luôn được bảo vệ. Các doanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả? Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả?Chuyện vị chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp tự ý đemtiền đi đầu tư chứng khoán và bị thua lỗ đã được nhắc đến nhiều gần đây.Không dừng lại ở khía cạnh phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trongdoanh nghiệp, chúng ta thử bàn rộng đến tính hiệu quả của hệ thống quảntrị doanh nghiệp.Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả có nghĩa là việc quản lý và điềuhành doanh nghiệp theo cách mà tất cả quyền lợi của cổ đông luôn được bảovệ. Các doanh nghiệp đại chúng của Việt Nam hầu hết vẫn còn xa lạ vớikhái niệm quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) và vì thế cũngchưa nắm hết những lợi ích mà hệ thống này mang lại.Quản trị doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) có thể được hiểu nôm na làtổng hợp các hành vi quản trị gắn liền với đạo đức kinh doanh của ban giámđốc cho mục tiêu tạo nên sự giàu có cho cổ đông. Nó bao gồm việc ban giámđốc:- Quản lý và điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu được đề ra.- Cân bằng giữa mục tiêu doanh nghiệp với mong đợi của xã hội.- Giải trình việc quản lý và điều hành của mình trước cổ đông trong các kỳđại hội cổ đông thường niên.Vai trò của hệ thống quản trị doanh nghiệpLợi ích đầu tiên là làm tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ vàvừa của Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng cao, nhu cầu cần thêm vốnđể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Họ có thể tiếp cận cácquỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân, vay vốn từ ngân hàng hoặc gọi vốn góp từcác cổ đông hiện hữu. Trong khi Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thốngxếp hạng tín dụng (credit rating) hoàn chỉnh cho các nhà đầu tư tham khảo,các nhà đầu tư sẽ đánh giá rất cao những doanh nghiệp sở hữu một hệ thốngquản trị doanh nghiệp hiệu quả.Lợi ích thứ hai là nâng cao tính minh bạch trong quản lý và điều hành doanhnghiệp. Mọi hoạt động của ban giám đốc đều chịu sự giám sát và đôn đốc từHĐQT thông qua một bộ phận kiểm toán độc lập (còn gọi là ban kiểm soát).Có minh bạch mới tạo ra sự tin tưởng cho cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên vàlà động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.Lợi ích thứ ba là giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và phát hiện những gian lậntài chính (financial fraud) và các hành vi tham nhũng. Có như thế, báo cáotài chính hàng năm của doanh nghiệp mới phản ánh trung thực, khách quanvà làm cơ sở cho các đối tượng có liên quan (cổ đông, ngân hàng, quỹ đầutư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước…) đánh giá đúng tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp.Lợi ích cuối cùng là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Xây dựng một hệthống quản lý rủi ro (risk management) giúp doanh nghiệp nhận diện kịpthời rủi ro, đánh giá được mức độ và phạm vi ảnh hưởng của rủi ro và chủđộng đề ra các giải pháp để hạn chế chúng. Có rất nhiều rủi ro mà doanhnghiệp đang gặp phải như rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạmphát, rủi ro về công nghệ, rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính…Yêu cầu của quản trị doanh nghiệpTrong một doanh nghiệp, quyền lực không nên tập trung hoàn toàn vào mộtcá nhân, vừa làm chủ tịch HĐQT lại kiêm luôn vai trò tổng giám đốc. Quảntrị doanh nghiệp đòi hỏi việc điều hành HĐQT và quản lý doanh nghiệp nênlà hai nhiệm vụ riêng biệt để tránh tình trạng quyền lực dồn hết vào mộtngười.Cũng ở khía cạnh này, một yêu cầu khác của quản trị doanh nghiệp là nên cósự cân bằng giữa số lượng thành viên quản trị điều hành (executivedirectors) và số lượng thành viên quản trị không điều hành (non-executivedirectors) trong HĐQT. Quá trình bổ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT phải đượccông khai, minh bạch và hàng năm HĐQT ngồi lại đánh giá hiệu quả côngviệc của ban giám đốc.Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã mời ông TrầnXuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và ông Lương VănTự (nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) là hai thành viên độc lập, không sởhữu cổ phiếu của ngân hàng, giữ vị trí chủ tịch HĐQT và ủy viên HĐQTnhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của cổ đông.Kế đến là việc xác định rõ vai trò thực sự của ban kiểm soát trong doanhnghiệp. Ban kiểm soát trong các doanh nghiệp đại chúng nên là một bộ phậnđộc lập giúp HĐQT giám sát việc điều hành doanh nghiệp của ban giám đốc,và chỉ báo cáo trực tiếp lên HĐQT.Thế nhưng trong thực tế, hầu hết các thành viên trong ban kiểm soát ở nhiềudoanh nghiệp vừa thiếu năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế. Họthường là nhân viên cấp dưới của Ban giám đốc, thậm chí là nhân viên củaphòng kế toán tài chính, vì thế mà mất đi tính độc lập, khách quan và hiệuquả của bộ phận này.Vai trò và nhiệm vụ của ban kiểm soátHơn nữa, vai trò và nhiệm vụ của ban kiểm soát chưa thật rõ ràng và cụ thể.Ở khía cạnh này, một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ yêu cầuHĐQT thành lập ban kiểm soát (hay còn gọi là ban kiểm toán - Auditcommittee) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: