Danh mục

Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chân dung một người bệnh đái tháo đường kiên cường tại Việt nam.1) Bệnh ĐTĐ là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm. Nguyên nhân do thiếu insuline có kèm hoặc không kèm kháng insuline với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim mạch…Chẩn đoán ĐTĐ bằng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? Làm sao ngừa được biến chứng bệnh đái tháo đường? Chân dung một người bệnh đái tháo đường kiên cường tại Việt nam. 1) Bệnh ĐTĐ là gì? Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhânkhác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rốiloạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm. Nguyên nhân do thiếu insulinecó kèm hoặc không kèm kháng insuline với các mức độ khác nhau. Hệ quả củatăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh,tim mạch… Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương: - ĐTĐ: đường máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn126mg/dl (7 mmol/l) thử ítnhất 2 lần liên tiếp. - Hoặc/và đường máu sau ăn hoặc bất kỳ bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl(11,1mmol/l). Trong trường hợp cần thiết các bác sỹ có thể cho bệnh nhân uống đườngglucose để chẩn đoán sớm một người có mắc ĐTĐ hay không? Đó là những ngườicó thân nhân bị mắc ĐTĐ, người béo phì, ít vận động, phụ nữ có tiền sử đẻ con to.Thông thường chẩn đoán bệnh muộn 7 năm. Vì bệnh ĐTĐ không có biểu hiện gì đặc biệt ở giai đoạn đầu nên việc lồngghép xét nghiệm đường máu khi đi khám sức khỏe định kỳ là cần thiết, vả lại xétnghiệm đường máu không tốn nhiều tiền và có thể làm ở mọi cơ sở khám bệnh. 2) Ở mức độ bệnh như thế nào thì ĐTĐ gây biến chứng? Bệnh ĐTĐ ngay cả khi điêù trị có vẻ tốt nhưng vẫn có biến chứng sảy ra.Theo các công trình nghiên cứu gần đây thấy rằng quản lý đường máu tốt sẽ làmgiảm biến chứng mạch máu nhỏ khoảng 25% ở người ĐTĐ týp 2 và 54% ở ngườiĐTĐ týp 1. Đường máu được coi là tốt khi thử lúc đói 4-7mmol/l; đường máu thử sauăn 2giờ 7-10mmol/l. Ngoài ra cần phải thử nồng độ HbA1c - cho phép ước lượngđường máu trung bình 2-3 tháng vừa qua- nếu HbA1c màng tế bào trong đó có các mạch máu. Sự gắn kết này khiến cho chức năng củacác cơ quan rối loạn. Đối với mắt là quá trình tắc mạch máu nuôi dưỡng đáy mắt, hình thành cácmạch máu mới rất yếu và dễ vỡ gây chảy máu đáy mắt và tình trạng mù lòa. Bệnhvõng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở người lớn từ 20-74 tuổi ởMỹ. Tại thời điểm mới được chẩn đoán đã có từ 10-20% số người mắc ĐTĐ týp 2có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân ĐTĐtype 1 và khoảng 60% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ. Đối với thận quá trình trên làm dày màng đáy cầu thận và dẫn đến giảm dầnchức năng thận và suy thận phải lọc máu chu kỳ. Khoảng 20-30% bệnh nhân ĐTĐmắc bệnh thận, bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân suy thận giai đoạn cuối hàngđầu ở các nước công nghiệp phát triển ở Mỹ và châu Âu. Tổn thương thần kinh do ĐTĐ rất phức tạp không thể nói hết trong bài viếtngắn này, tuy nhiên có thể điểm qua một số tổn thương điển hình như biến chứngbàn chân đau, tê, mất cảm giác nguy cơ cao bị loét và cắt cụt chi; biến chứng thầnkinh tự động gây liệt dạ dày, liệt dương…. Ngoài ra phải kể đến các bệnh khác tuy không phải là biến chứng trực tiếpcủa bệnh ĐTĐ song thực sự bệnh ĐTĐ làm gia tăng 3-4 lần các bệnh timmạchnhư tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quị, tắc mạch chi…. 4) Người bệnh cần làm gì để phát hiện sớm biến chứng? Việc phát hiệnsớm biến chứng đó giúp ích gì cho quá trình điều trị không? Trước hết người bệnh cần được khám chữa định kỳ tại các cơ sở chăm sócchuyên khoa về bệnh ĐTĐ-nơi có đủ trang thiết bị cần thiết và nhất là có đội ngũbác sỹ chuyên khoa đủ năng lực và kinh nghiệm lên kế hoạch phát hiện các biếnchứng này. Ngoài ra tự thân bệnh nhân và gia đình cần phải tìm hiểu thông tin liênquan đến bệnh của mình qua sách báo, tạp chí thậm chí qua mạng internet. Nếubệnh nhân biết về các biểu hiện (triệu chứng) của các biến chứng có thể cảnh báobác sỹ khi đi khám bệnh. Từ 1 đến 2 năm nên vào viện 1 lần để các bác sỹ có đủthời gian làm các khám nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm biến chứng. Việc phát hiện sớm biến chứng rất có ý nghĩa cho quá trình điều trị. Soi,chụp đáy mắt hàng năm phát hiện tổn thương sớm, khi cần thiết chỉ định điều trịlaser đáy mắt sẽ ngăn ngừa được mù lòa cho nhiều người ĐTĐ. Phát hiệnmicroalbumin niệu-một chỉ điểm sớm bệnh thận do ĐTĐ- qua đó lên kế hoạchđiêu trị tích cực đường máu, huyết áp, dùng thuốc đặc hiệu… sẽ làm giảm được sốbệnh nhân cần phải lọc máu chu kỳ. Một nửa số số cắt cụt bàn chân sẽ tránh đượcnếu bệnh nhân biết cách làm giảm thiểu nguy cơ viêm loét bàn chân có khi rất đơngiản như là việc chọn cho mình một đôi giày thích hợp. 5) Xin bác sỹ cho lời khuyên về việc phòng những biến chứng do bệnhĐTĐ gây ra. Trước hết, như trên đã đề cập ở trên, quản lý đường máu tốt làm giảm được 25-54 % biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh. Quản lý đường máu t ...

Tài liệu được xem nhiều: