Thông tin tài liệu:
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhưng chỉ một số ít trong số họ là thành công khi biến những chiến lược này thành kết quả hoạt động doanh nghiệp. Một trong những lý do là: ở nhiều công ty, lãnh đạo thường chú trọng nhiều vào việc đề ra các chiến lược hơn là thực hiện chúng. Thực tế cho thấy, các chiến lược thường được hoạch định rất chỉn chu nhưng lại được triển khai thực hiện một cách hời hợt.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để hoạch định chiến lược Làm thế nào để hoạch định chiến lược thành công Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhưng chỉ một số ít trong số họ là thành công khi biến những chiến lược này thành kết quả hoạt động doanh nghiệp. Một trong những lý do là: ở nhiều công ty, lãnh đạo thường chú trọng nhiều vào việc đề ra các chiến lược hơn là thực hiện chúng. Thực tế cho thấy, các chiến lược thường được hoạch định rất chỉn chu nhưng lại được triển khai thực hiện một cách hời hợt.Có ba dấu hiệu chứng tỏ tổ chức hoạch định chiến lược kém:Thiếu sự liên minh chiến lược ở mỗi cấp.Để biến chiến lược của tổ chức thành hành động cụ thể, tổ chức đó phải xác định rõmục tiêu liên kết giữa các phòng ban, tổ nhóm và các cá nhân. Mỗi cá nhân cũng phải ýthức rõ những việc cần làm để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược của mình.Phân bổ nguồn lực bất hợp lý.Việc hoạch định chiến lược đòi hỏi tổ chức phải có đủ nguồn lực cần thiết để cải tiếnnhững lĩnh vực hoạt động có vai trò quyết định đối với việc tạo ưu thế cạnh tranh. Tuỳtheo mức độ ưu tiên, nguồn lực cần phải được phân bổ một cách hợp lý để có thể tạora sự khác biệt thực sự về việc chú trọng vào từng lĩnh vực cần cải tiến.Duy trì các biện pháp kém hiệu lực.Ngoài những biện pháp đo lường thoả mãn khách hàng và tài chính truyền thống, cáccông ty cần xây dựng các biện pháp thích hợp tại các bộ phận chức năng để thực hiệnthành công chiến lược đã đề ra. Các biện pháp này góp phần hướng dẫn các nhân viênlàm việc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, xác định phạm vi thay đổi và cảitiến.Để tránh khỏi những sai lầm trên, lãnh đạo tổ chức phải hiểu rằng nếu chỉ xây dựng vàthông báo về chiến lược kinh doanh thôi là chưa đủ mà phải phân quyền cho các nhânviên để họ có thể chủ động thực hiện công việc. Nói cách khác, họ cần xác định rõ cácquá trình chính trong việc tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng, nhận biết đượcnhững khía cạnh nào của các quá trình góp phần đáng kể vào việc đạt được mục tiêuchiến lược, đồng thời khuyến khích nhân viên thực hiện những thay đổi và cải tiến cácquá trình. Có thể nói, hoạch định chiến lược có hiệu quả đòi hỏi phải chú trọng ba yếutố chính đó là quá trình, biện pháp và tinh thần trách nhiệm.Bước 1: Xác định và thông hiểu các quá trình chínhĐể duy trì lợi thế cạnh tranh, các tổ chức cần đạt được mức độ tuyệt hảo trong nhữnglĩnh vực hoạt động của mình và các lĩnh vực này phải luôn gắn kết với mục tiêu chiếnlược đã đề ra. Một kế hoạch chiến lược có hiệu quả tập trung vào việc tạo ra bước cảitiến quan trọng đối với doanh nghiệp và khách hàng và hầu hết được gắn với hoạtđộng của thị trường. Kế hoạch này đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý về nguồn lực,việc chọn lựa những quá trình cần cải tiến, các biện pháp đo lường sự thành công củanhững nỗ lực đó và người chịu trách nhiệm thực hiện cải tiến quá trình.Các tổ chức tiến hành thực hiện chiến lược thông qua những quá trình. Đôi khi điều nàyđược gọi là sự phân phối giá trị hay những quá trình kinh doanh chính. Hầu hết cáctổ chức kinh doanh đều có từ ba đến sáu quá trình chính và các doanh nghiệp cùng ngànhthường có các quá trình chính tương tự nhau. Kinh nghiệm cho thấy, các tổ chức/doanhnghiệp thường cạnh tranh với nhau về khách hàng, dành chiến thắng hay chịu thất bạitrên thương trường cũng đều thông qua những quá trình này. Do đó, khả năng và nănglực của quá trình trở thành những điểm mấu chốt trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranhvà cần phải được chú trọng để thực hiện các hoạt động cải tiến qua đó biến chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực. Biết cách xác định đồng thời mô tảđược những quá trình là bước quan trọng đầu tiên để đưa ra quyết định một cách sángsuốt về việc thực hiện chiến lược. Khi đã xác định được điểm mấu chốt của mối quanhệ giữa chiến lược và quá trình thì các tổ chức mới có thể tập trung ưu tiên các hoạtđộng cải tiến của mình trên cơ sở các chiến lược đã đề ra, đồng thời xây dựng các kếhoạch hành động cụ thể để cải tiến những lĩnh vực quan trọng mang tính chiến lược.Trong nhiều trường hợp, các hoạt động cải tiến này sẽ mang lại và nâng cao nhữngnăng lực mới cho các quá trình chính. Nhưng chúng cũng có thể tạo nên những thay đổicủa quá trình hỗ trợ. Quá trình hỗ trợ không liên quan một cách trực tiếp tới khách hàngbên ngoài, tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quan trọng, nguồn lực và sự hỗ trợcho các quá trình kinh doanh chính và để đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu của khách hàngnội bộ cách hiệu quả các tổ chức phải thường xuyên đánh giá những quá trình này.Bước 2: Xây dựng phương pháp phù hợpW. Edwards Deming đã từng nói việc đo lường các quá trình làm việc không chỉ có thểthực hiện được mà nó còn mang tính bắt buộc. Đặc biệt, điều này thực sự đúng đối vớiviệc thực hiện một chiến lược. Cách duy nhất để doanh nghiệp đảm bảo được sự liênkết giữa hoạt động cải tiế ...