Làm thế nào để trở thành nghệ sĩ?
Ở Việt Nam hiện nay có ba trường đại học mỹ thuật chính tại ba miền là: trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam (TP. HàNội), trường Đại Học Nghệ Thuật Huế (TP. Huế), trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Theo chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2011: Trung bình 100 sinh viên (trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam) (gồm các khoa hội họa, đồ họa, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, thiết kế đồ họa). Trung bình 170 sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để trở thành nghệ sĩ?Ở Việt Nam hiện nay có ba trường đại
Làm thế nào để trở thành nghệ sĩ?
Ở Việt Nam hiện nay có ba trường đại học mỹ thuật chính tại ba miền
là: trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam (TP. HàNội), trường Đại Học
Nghệ Thuật Huế (TP. Huế), trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ
Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Theo chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học
chính quy năm 2011:
Trung bình 100 sinh viên (trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam) (gồm
các khoa hội họa, đồ họa, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, thiết kế đồ
họa).
Trung bình 170 sinh viên (trường Đại Học Nghệ Thuật Huế) (hội họa,
mỹ thuật ứng dụng, điêu khắc, đồ họa, sư phạm mỹ thuật).
Trung bình 180 sinh viên (trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ
Chí Minh) (hội họa, đồ họa, điêu khắc, sư phạm mỹ thuật, lý luận và
lịch sử mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng).
(Nguồn: http://thongtintuyensinh.vn/Default.htm)
Vậy trung bình mỗi năm, sẽ có 450 sinh viên tốt nghiệp các ngành nghệ
thuật trên khắp Việt Nam. Câu hỏi đặt ra ở đây là: ai trong số 450 sinh
viên đó sẽ trở thành nghệ sĩ sau khi ra trường? Khi học trong trường
các bạn học được gì? Liệu những gì các bạn học có trở thành những
công cụ đầy đủ để giúp các bạn trở thành một nghệ sĩ sau khi ra trường
không? Và liệu chúng có thể giúp các bạn làm được những công việc
gì trong thực tế cuộc sống trong trường hợp bạn không muốn/không thể
trở thành nghệ sĩ.
.
Đối với một sinh viên hiện đang học năm thứ 4 trường đại học nghệ
thuật Huế, đó chính là những điều bắt đầu làm tôi băn khoăn và suy
nghĩ. Từ những điều này tôi muốn cùng với Ga0 tạo ra một dự án nghệ
thuật sử dụng thực hành triển lãm và thảo luận. Dự án này Làm thế
nào để trở thành nghệ sĩ, được chia làm hai phần.
Phần thứ nhất, triển lãm những bài học của sinh viên hiện đang theo
học trường đại học Mỹ Thuật Hồ Chí Minh chung với những tác phẩm
đánh dấu các thời kỳ sáng tác của những họa sĩ đã thành danh, cũng có
xuất thân từ trường Đại Học Mỹ Thuật.
Phần thứ hai, một cuộc thảo luận mở không chỉ bao gồm những sinh
viên và nghệ sĩ đã tham gia dự án, bên cạnh đó là sự tham gia của khán
giả, thành phần báo chí đều được mời để đưa ra những ý kiến về vấn đề
giáo dục nghệ thuật, về sự khó khăn và niềm đam mê trên con đường
để trở thành nghệ sĩ, hoặc về những khó khăn trong thực tế mà khi ở
trong trường học chúng ta chưa được biết đến.
Tôi hy vọng rằng thông qua ngôn ngữ thị giác của thực hành triển lãm,
và phương tiện ngôn từ trong cuộc thảo luận mở, có thể xây dựng được
một sự thấu hiểu, không chỉ giữa những sinh viên nghệ thuật và con
đường sự nghiệp của họ, mà còn giữa những khán giả yêu nghệ thuật
và nghệ sĩ.
Từ góc độ một dự án nghệ thuật, dĩ nhiên dự án này không có tham
vọng lớn lao của việc chỉ ra được toàn bộ các vấn đề tồn tại trong quá
trình đi từ một sinh viên nghệ thuật tới một nghệ sĩ. Trái lại, nó chỉ tìm
cách, thông qua thực hành triển lãm và thảo luận, đưa ra một số băn
khoăn của chính tôi về quá trình này, để qua đó, tạo nên một không
gian chia sẻ cởi mở và có tính tạo sinh. Tôi hy vọng dự án này sẽ tạo ra
được không gian đối thoại phê phán, không chỉ qua thị giác, mà còn
qua một cuộc thảo luận mở giữa các sinh viên và nghệ sĩ và công
chúng về một chủ đề chung để nhờ đó một cơ hội đối thoại giữa sinh
viên và nghệ sĩ, sinh viên với sinh viên, giữa cả sinh viên trường Mỹ
Thuật đối với sinh viên trường khác và những người có hứng thú với
nghệ thuật có thể được tạo ra.
Cuối cùng xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến sự tài trợ và giúp đỡ
tổ chức, cố vấn từ Ga 0. Đặc biệt gửi lời cảm ơn tới họa sĩ Đỗ Hoàng
Tường, họa sĩ Lê Kinh Tài cùng các bạn sinh viên tham gia dự án
Nguyễn Phan Anh, Nguyễn Ngọc My Hà, Nguyễn Văn Đủ, cùng các
trợ lý, cộng tác viên cho dự án, cũng như các bạn tình nguyện viên đã
nhiệt tình giúp tôi thực hiện dự án.