Danh mục

Làn da thay đổi khi bạn mang thai?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.44 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làn da thay đổi khi bạn mang thai?Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi làm cho không ít chị em cảm thấy lo lắng. Dưới đây là những biểu hiện thông thường khi mang thai. Hy vọng là sau khi đọc bài này chị em sẽ không còn phải lo lắng nữa nếu thấy mình có những biểu hiện như vậy.Tăng số sắc tố: thường thấy ở mặt và thân Ở mặt: Gây sạm da hay còn gọi là vẻ mặt thai kỳ. Biểu hiện bằng vùng trán, hai gò má, mũi, môi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làn da thay đổi khi bạn mang thai? Làn da thay đổi khi bạn mang thai?Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi làm cho không ít chị em cảmthấy lo lắng. Dưới đây là những biểu hiện thông thường khi mang thai. Hy vọng là saukhi đọc bài này chị em sẽ không còn phải lo lắng nữa nếu thấy mình có những biểu hiệnnhư vậy.Tăng số sắc tố: thường thấy ở mặt và thânỞ mặt: Gây sạm da hay còn gọi là vẻ mặt thai kỳ. Biểu hiện bằng vùng trán, hai gò má,mũi, môi trên và cằm thường bị tăng sắc tố khiến cho vùng da ở những nơi này có màunâu đồng. Ở khoảng 1/5 phụ nữ mang thai, việc tăng sắc tố mang tính nghiêm trọng hơn,màu da trở nên nâu xám, ở dạng này thường bị sạm kéo dài, khó trở lại trạng thái banđầu.Ở thân: Những vùng thường bị tăng sắc tố là những nơi hay bị cọ xát như quầng quanhnúm vú, vùng hậu môn, sinh dục, hội âm, nách và đường giữa bụng. Các sắc tố có sẵnnhư tàn nhang, vết sắc tố và mụn ruồi có thể trở nên sậm màu hơn trong thai kỳ và có thểxuất hiện thêm các mụn ruồi mới.Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do estrogen, progesterone, alpha và betaMSH trong dạng tăng sắc tố ở mặt - thân, vai. Trong dạng sạm da mặt, ngoài ảnh hưởngcủa yếu tố di truyền, các yếu tố bên ngoài cũng có tác động khá lớn đến tình trạng sạm danhư nắng, viêm da do dùng mỹ phẩm và nước hoa, do tác động của thuốc...Tình trạng tăng sắc tố ở thân giảm tự nhiên sau khi sinh nhưng hiếm khi giảm hoàn toàn,còn sạm da mặt thì khoảng 70% trường hợp sẽ lợt màu bớt sau một năm.Việc điều trị sạm da tương đối khó, phải kết hợp nhiều loại thuốc như dùng kem chốngnắng, dùng các thuốc điều trị sạm da tại chỗ, có khi phải dùng phương pháp lột da bằnghóa chất.Rối loạn về mạch máu- U mạch sao ở phụ nữ mang thai, tình trạng này thường giảm vào tháng thứ hai sau khisinh nở.- Hồng ban lòng bàn tay: Thường thấy ở gò ngón cái cũng như ở các gốc của ngón tay.Các triệu chứng này sẽ biến mất sau khi sinh khoảng một tuần.- Tăng áp lực tĩnh mạch thường gây tĩnh mạch trướng, có khi gây viêm da do ứ đọng vớiviêm mao mạch xuất huyết.- Nếu tĩnh mạch vùng hội âm bị trướng sẽ gây nên trĩ, gây đau khi đi cầu, có thể có cơnxuất huyết do trĩ khiến sản phụ đi cầu ra máu tươi.Tình trạng tĩnh mạch trướng đôi khikhông giảm hoàn toàn sau khi sinh.Những dấu hiệu khác- Vết rạn da: Những vết rạn thường gặp nhất ở bụng. Nguyên nhân không chỉ đơn thuầndo sự căng cơ học mà còn do sự giãn nở của sợi collagen và sợi đàn hồi do tác động củanhững yếu tố tương tự corticosteroide, oestrogen, elaxine. Cách phòng ngừa rất hiệu quảlà mát xa da bằng dầu olive.- Lông tóc: Rụng tóc sau sinh. Do tác động của oestrogen, việc rụng tóc thường xảy ra từ1-5 tháng sau khi sinh. Biểu hiện là thường bị rụng tóc lan tỏa và kéo dài nhiều tháng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: