Ngày 16 tháng 06 năm 2012, lúc 17h, tại sảnh chính Tòa nhà Metropolitan (235 Đồng Khởi, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), lần đầu tiên Bộ sưu tập tranh thạch bản của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000) được trưng bày cho đông đảo người yêu nghệ thuật được thưởng thức. Chương trình triển lãm được đồng tổ chức bởi Quỹ Hỗ trợ Phát triển Giáo dục EDF, công ty Cổ phần Sài Gòn truyền thông và gallery Sài Gòn. Một phần tiền từ việc bán tranh sẽ được dùng hỗ trợ
.sinh viên nghèo hiếu học....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lần đầu tiên tại Việt Nam: tranh thạch bản của danh họa Vũ Cao Đàm
Lần đầu tiên tại Việt Nam: tranh thạch
bản của danh họa Vũ Cao Đàm
Ngày 16 tháng 06 năm 2012, lúc 17h, tại sảnh chính Tòa nhà
Metropolitan (235 Đồng Khởi, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam), lần đầu tiên Bộ sưu tập tranh thạch bản của họa sĩ Vũ Cao Đàm
(1908-2000) được trưng bày cho đông đảo người yêu nghệ thuật được
thưởng thức. Chương trình triển lãm được đồng tổ chức bởi Quỹ Hỗ trợ
Phát triển Giáo dục EDF, công ty Cổ phần Sài Gòn truyền thông và
gallery Sài Gòn. Một phần tiền từ việc bán tranh sẽ được dùng hỗ trợ
sinh viên nghèo hiếu học. Trong hình: họa sĩ Vũ Cao Đàm kí tặng bản
tranh litho cho chị Lan Hương – chủ nhân Gallery Sài Gòn.
Sinh năm 1908 tại Việt Nam, mất năm 2000 tại Pháp, họa sĩ, điêu khắc
gia Vũ Cao Đàm là tác giả của nhiều tranh, tượng sáng giá, được săn
lùng trong các phiên giao dịch quốc tế... Trong hình: họa sĩ Vũ Cao
Đàm hồi những năm 1926 – 1927, trong một lần đi vẽ ở ngoại thành Hà
Nội.
18 tuổi, Vũ Cao Đàm là một trong hai sinh viên theo học khoa điêu
khắc của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 10. 1926, khóa học tại
trường này tăng lên năm năm, và nhờ Victor Tardieu cùng một người
thầy khác - Joseph Inguimberty (1896-1971), tất cả sinh viên được tiếp
cận kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu và điêu khắc phương Tây, trong lúc vẫn
khuyến khích họ giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam và châu Á. Sinh
viên được khuyến khích vẽ tranh lụa. Giống như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm
đã có những tác phẩm tranh lụa nổi tiếng trong giai đoạn 1930 - 1940.
Trong hình: Vũ Cao Đàm và các sinh viên đồng khóa của trường Mỹ
thuật Đông dương.
Tốt nghiệp hạng xuất sắc sau năm năm học tại Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương ở Hà Nội, được nhận học bổng sang Pháp nghiên
cứu và nâng cao kiến thức về tạo hình tại Bảo tàng Louvre, năm 1931,
họa sĩ, nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm tới Pháp sau một chuyến hải trình
dài từ Việt Nam. Sau đó, có ba người bạn đồng học cùng khăn gói sang
Paris với ông là họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Lê Thị Lựu. Bốn
nghệ sĩ mau chóng trở thành hạt nhân của Trường mỹ thuật Pháp-Việt
tại Paris. Trong hình: họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Mai Trung Thứ
trước cửa galerie Van Rick, Paris.
Vũ Cao Đàm chọn ở lại Pháp - nơi ông có cảm hứng sáng tạo nên
những tác phẩm hội họa và điêu khắc nổi tiếng đến khi ông qua đời
năm 2000. Giữa thập niên 1940, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Mai Trung Thứ
đã có triển lãm tranh và tác phẩm điêu khắc tại các gallerie và hội nghệ
thuật ở Paris. Tác phẩm của họ được bán với giá cao và nhận được
nhiều lời ngợi khen từ các nhà phê bình. Trong hình: Một bức của Vũ
Cao Đàm trong bộ sưu tập của Lan Hương.
Là một nhà điêu khắc, Vũ Cao Đàm học được nhiều từ tác phẩm của
Rodin, Despiau, Giacometti, Picasso, Duchamp. Vũ Cao Đàm chứng tỏ
ông xuất sắc trong thể loại tượng bán thân. Trong những năm học 1926
- 1931, Vũ Cao Đàm đã sáng tạo nhiều tác phẩm điêu khắc: Đầu thiếu
nữ (đồng, 1927), Thôn nữ (đồng, 1927), tượng bán thân của Vũ Đình
Thi (đồng, 1927)… Tượng bán thân bằng đồng của Victor Tardieu do
Vũ Cao Đàm tạc năm 1928 được gia đình Tardieu tặng lại Trường Đại
học Mỹ thuật Hà Nội tháng 11.1997. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
Paris năm 1946, Vũ Cao Đàm đã tạo nên tác phẩm điêu khắc Bác Hồ.
Bức tượng này được gia đình ông hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh tại
Hà Nội vào tháng 6.1998.
Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam
nước Pháp - thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Chính phủ Pháp
sở hữu ba tác phẩm đầu tiên của Vũ Cao Đàm: một tượng đồng Người
Đông Dương (đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Andre Diligent de Roubaix),
hai tranh lụa (Chân dung người Hà Nội, 1939, và Đàn bà An Nam). Cả
hai bức tranh đều được chính phủ Pháp mua vào năm 1939, 1940.
Tranh lụa Phụ nữ khỏa thân (1935) của Vũ Cao Đàm thuộc sở hữu của
Bảo tàng Nghệ thuật Singapore.
Năm 1966, UNICEF chọn in hình tác phẩm Mẫu tử của Vũ Cao Đàm
làm thiệp Giáng sinh. Năm 1970, 1971, Vũ Cao Đàm tạo ra tranh in đá
với phiên bản giới hạn 150.
Từ năm 1997, tác phẩm hội họa của Vũ Cao Đàm được Nhà đấu giá
Sotheby và Christie quảng bá. Tranh của Vũ Cao Đàm được các nhà
sưu tập Pháp, Mỹ, Anh, Úc, Singapore và Hong Kong - Trung Quốc và
người Việt ở nước ngoài săn lùng và đẩy lên giá cao. Trong hình: bức
“Gia đình”, 1964, sơn dầu trên vải, 100 x 80cm, của họa sĩ Vũ Cao
Đàm, từng được đấu giá tại nhà Sotheby’s.
Tác phẩm Chuyện trò với giai nhân trong vườn (1939) được bán với giá
230.477 USD, thiết lập kỷ lục tại Sotheby’s Hong Kong vào tháng 4.
2008. Năm bức tranh sơn dầu của Vũ Cao Đàm đang thuộc về bộ sưu
tập của Nguyễn Thị Lan Hương, Gallery Saigon. Trong hình: họa sĩ Vũ
Cao Đàm và chị Lan Hương – chủ nhân gallery Sài Gòn, tại nhà của
họa sĩ ở St.Paul de Vence, Pháp
...