Lan tỏa Fintech trong hệ sinh thái khởi nghiệp nền kinh tế số: những yếu tố quyết định và hàm ý cho Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 609.57 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết là những đánh giá và phân tích các khía cạnh đó với các hàm ý thiết thực cho Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lan tỏa Fintech trong hệ sinh thái khởi nghiệp nền kinh tế số: những yếu tố quyết định và hàm ý cho Việt Nam LAN TỎA FINTECH TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP NỀN KINH TẾ SỐ: NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Lê Đạt Chí Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Trần Hoài Nam Tường Đại học Kinh tế TP. HCM Tóm tắt Sự nổi lên của làn sóng phát kiến công nghệ tài chính (FinTech) gắn liền với nhu cầu đổi mới ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Cụ thể, làn sóng đầu tiên đánh dấu tham vọng của các công ty khởi nghiệp FinTech nhằm đối đầu cạnh tranh với các tổ chức tài chính-ngân hàng truyền thống. Qua đó, các tổ chức truyền thống bắt đầu nhận thức và tìm những phương cách khác nhau để ứng phó với “sự phá bĩnh” này. Làn sóng thứ hai, đang diễn ra hiện nay, hướng đến một hệ sinh thái tích hợp trên nền tảng cạnh tranh hợp tác giữa hệ thống tài chính cũ với các công ty công nghệ (cũ và FinTech). Sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp FinTech trong nền kinh tế số phải gắn liền với sự lan tỏa FinTech trên mọi phương diện. Bài viết là những đánh giá và phân tích các khía cạnh đó với các hàm ý thiết thực cho Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: FinTech, hệ sinh thái khởi nghiệp, nền kinh tế số, công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. Giới thiệu và các khái niệm cơ bản 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế số Thuật ngữ (Cách mạng) công nghiệp 4.0 thường được dùng để nói đến giai đoạn hiện hành của cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người. Giai đoạn này được đặc trưng bởi tự động hóa kết hợp với trao đổi/xử lý dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Đức là quốc gia khởi đầu cho sự chuyển dịch nền kinh tế theo hướng cách mạng công nghiệp thế hệ 4 dựa trên các đổi mới về sản xuất/dịch vụ được đảm đương bởi các hệ thống mạng điều hướng bởi thuật toán máy tính (Lee & cộng sự, 2014). Đây là nhu cầu thiết thực trong bối cạnh cạnh tranh kinh tế gia tăng, khi mà các công ty đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức trong việc ra quyết định nhanh dựa trên cơ sở dữ liệu lớn (big data). Thực tế là nhiều hệ thống sản xuất hiện tại không sẵn sàng xử lý dữ liệu lớn do thiếu các công cụ phân tích thông minh. Các mô hình nhà máy thông minh (smart factory) sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa và tính thông minh về kiểm soát. Các hệ thống mạng sẽ kiểm soát các tiến trình sản xuất thực và tương tác với các hệ thống khác và cả con người. Sự tương tác liền mạch sẽ giúp cải thiện thành quả sản xuất. Điều đó đòi hỏi các cơ chế máy móc thông minh tự nhận thức (self-aware) và tự học hỏi (self-learning). Mặc dù cơ chế “máy học” vốn được ứng dụng nhiều trong khoa học máy tính, việc áp dụng vào chu trình sản xuất cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Do đó hiện trạng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng và dung hòa 4 thành tố chính: hệ thống mạng sản xuất, toàn bộ mạng Internet (Internet of Things, IOT), điện toán đám mây và điện toán nhận thức. 275 Tiến trình kinh doanh xoay quanh mạng kết nối Internet diện rộng đã đưa đến những khái niệm mang tính xu hướng gần đây như nền kinh tế Internet hay nền kinh tế Web. hái niệm nền kinh tế số (digital economy) được nhắc đến với hàm ý một hệ thống các quan hệ kinh doanh dựa trên các công nghệ điện toán số. hái niệm này xuất hiện đầu tiên vào những năm 1990, với sự phổ biến của mạng lưới máy tính (network and internet) mà sau đó đưa đến sự bùng nổ của các công nghệ máy tính tiên tiến. Cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất về khái niệm này có lẽ là của Tapscott (1996), “Nền kinh tế số: sự hứa hẹn và sự nguy hiểm trong thời đại trí tuệ kết được nối mạng”. Tapscott mô tả “thời đại trí tuệ được kết nối mạng” là một hiện tượng mang tính bao quát và cách mạng được thúc đẩy bởi sự hội tụ về các tiến bộ trong thông tin liên lạc loài người, điện toán (máy tính, phần mềm, dịch vụ) và nội dung (xuất bản, giải trí và cung cấp thông tin), nhằm tạo ra tương tác đa phương tiện truyền thông và thông tin tốc độ cao. Theo đó, kỷ nguyên nền kinh tế số đang buộc loài người nhận thức lại các định nghĩa về nền kinh tế, sự tạo ra của cải xã hội, các tổ chức kinh doanh và các cấu trúc thể chế khác. Theo Tapscott, sự chuyển đổi trong các mối quan hệ kinh tế và xã hội như vậy hàm chứa cả cơ hội (những hứa hẹn) và thách thức (những tiềm ẩn rủi ro). Gần đây, nền kinh tế số đã trở thành một nhánh của kinh tế học nghiên cứu về hàng hóa phi vật chất có chi phí biên bằng không – thông qua hệ thống mạng lưới (Fournier, 2014). Sự chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành kinh tế đang diễn ra, và đang tái cấu trúc các nền kinh tế. Hệ quả là, nền kinh tế số đang trở thành một cấu thành ngày càng lớn và quan trọng của toàn bộ nền kinh tế quốc gia ( xford Economics, 2011). Sự chuyển đổi kỹ thuật số đó là gắn liền chặt chẽ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và đây cũng là một bối cảnh mang lại lợi ích biên to lớn cho các thị trường mới nổi hay các nền kinh tế đang phát triển, với một thời cơ nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Theo một thống kê của Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), trong 5,3 tỷ thuê bao di động toàn cầu, 73% nằm ở các nước đang phát triển ( xford Economics, 2011). Trung Quốc và Ấn Độ là ví dụ điển hình, nơi sự thích ứng với nền kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng. Trong mảng di động này, Trung Quốc và Ấn Độ đang có sự tăng trưởng phi thường về tầm quan trọng trong nền kinh tế số thế giới do quy mô thị trường cộng với đà giảm trong cước phí di động ở các nước này. Theo eMarketer, từ năm 2010 đến 2015, số người dùng di động ở Trung Quốc tăng từ 671,1 triệu lên 1,06 tỷ người trong khi ở Ấn Độ từ 516,2 triệu lên 901,2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lan tỏa Fintech trong hệ sinh thái khởi nghiệp nền kinh tế số: những yếu tố quyết định và hàm ý cho Việt Nam LAN TỎA FINTECH TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP NỀN KINH TẾ SỐ: NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Lê Đạt Chí Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Trần Hoài Nam Tường Đại học Kinh tế TP. HCM Tóm tắt Sự nổi lên của làn sóng phát kiến công nghệ tài chính (FinTech) gắn liền với nhu cầu đổi mới ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Cụ thể, làn sóng đầu tiên đánh dấu tham vọng của các công ty khởi nghiệp FinTech nhằm đối đầu cạnh tranh với các tổ chức tài chính-ngân hàng truyền thống. Qua đó, các tổ chức truyền thống bắt đầu nhận thức và tìm những phương cách khác nhau để ứng phó với “sự phá bĩnh” này. Làn sóng thứ hai, đang diễn ra hiện nay, hướng đến một hệ sinh thái tích hợp trên nền tảng cạnh tranh hợp tác giữa hệ thống tài chính cũ với các công ty công nghệ (cũ và FinTech). Sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp FinTech trong nền kinh tế số phải gắn liền với sự lan tỏa FinTech trên mọi phương diện. Bài viết là những đánh giá và phân tích các khía cạnh đó với các hàm ý thiết thực cho Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: FinTech, hệ sinh thái khởi nghiệp, nền kinh tế số, công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. Giới thiệu và các khái niệm cơ bản 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế số Thuật ngữ (Cách mạng) công nghiệp 4.0 thường được dùng để nói đến giai đoạn hiện hành của cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người. Giai đoạn này được đặc trưng bởi tự động hóa kết hợp với trao đổi/xử lý dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Đức là quốc gia khởi đầu cho sự chuyển dịch nền kinh tế theo hướng cách mạng công nghiệp thế hệ 4 dựa trên các đổi mới về sản xuất/dịch vụ được đảm đương bởi các hệ thống mạng điều hướng bởi thuật toán máy tính (Lee & cộng sự, 2014). Đây là nhu cầu thiết thực trong bối cạnh cạnh tranh kinh tế gia tăng, khi mà các công ty đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức trong việc ra quyết định nhanh dựa trên cơ sở dữ liệu lớn (big data). Thực tế là nhiều hệ thống sản xuất hiện tại không sẵn sàng xử lý dữ liệu lớn do thiếu các công cụ phân tích thông minh. Các mô hình nhà máy thông minh (smart factory) sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa và tính thông minh về kiểm soát. Các hệ thống mạng sẽ kiểm soát các tiến trình sản xuất thực và tương tác với các hệ thống khác và cả con người. Sự tương tác liền mạch sẽ giúp cải thiện thành quả sản xuất. Điều đó đòi hỏi các cơ chế máy móc thông minh tự nhận thức (self-aware) và tự học hỏi (self-learning). Mặc dù cơ chế “máy học” vốn được ứng dụng nhiều trong khoa học máy tính, việc áp dụng vào chu trình sản xuất cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Do đó hiện trạng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng và dung hòa 4 thành tố chính: hệ thống mạng sản xuất, toàn bộ mạng Internet (Internet of Things, IOT), điện toán đám mây và điện toán nhận thức. 275 Tiến trình kinh doanh xoay quanh mạng kết nối Internet diện rộng đã đưa đến những khái niệm mang tính xu hướng gần đây như nền kinh tế Internet hay nền kinh tế Web. hái niệm nền kinh tế số (digital economy) được nhắc đến với hàm ý một hệ thống các quan hệ kinh doanh dựa trên các công nghệ điện toán số. hái niệm này xuất hiện đầu tiên vào những năm 1990, với sự phổ biến của mạng lưới máy tính (network and internet) mà sau đó đưa đến sự bùng nổ của các công nghệ máy tính tiên tiến. Cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất về khái niệm này có lẽ là của Tapscott (1996), “Nền kinh tế số: sự hứa hẹn và sự nguy hiểm trong thời đại trí tuệ kết được nối mạng”. Tapscott mô tả “thời đại trí tuệ được kết nối mạng” là một hiện tượng mang tính bao quát và cách mạng được thúc đẩy bởi sự hội tụ về các tiến bộ trong thông tin liên lạc loài người, điện toán (máy tính, phần mềm, dịch vụ) và nội dung (xuất bản, giải trí và cung cấp thông tin), nhằm tạo ra tương tác đa phương tiện truyền thông và thông tin tốc độ cao. Theo đó, kỷ nguyên nền kinh tế số đang buộc loài người nhận thức lại các định nghĩa về nền kinh tế, sự tạo ra của cải xã hội, các tổ chức kinh doanh và các cấu trúc thể chế khác. Theo Tapscott, sự chuyển đổi trong các mối quan hệ kinh tế và xã hội như vậy hàm chứa cả cơ hội (những hứa hẹn) và thách thức (những tiềm ẩn rủi ro). Gần đây, nền kinh tế số đã trở thành một nhánh của kinh tế học nghiên cứu về hàng hóa phi vật chất có chi phí biên bằng không – thông qua hệ thống mạng lưới (Fournier, 2014). Sự chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành kinh tế đang diễn ra, và đang tái cấu trúc các nền kinh tế. Hệ quả là, nền kinh tế số đang trở thành một cấu thành ngày càng lớn và quan trọng của toàn bộ nền kinh tế quốc gia ( xford Economics, 2011). Sự chuyển đổi kỹ thuật số đó là gắn liền chặt chẽ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và đây cũng là một bối cảnh mang lại lợi ích biên to lớn cho các thị trường mới nổi hay các nền kinh tế đang phát triển, với một thời cơ nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Theo một thống kê của Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), trong 5,3 tỷ thuê bao di động toàn cầu, 73% nằm ở các nước đang phát triển ( xford Economics, 2011). Trung Quốc và Ấn Độ là ví dụ điển hình, nơi sự thích ứng với nền kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng. Trong mảng di động này, Trung Quốc và Ấn Độ đang có sự tăng trưởng phi thường về tầm quan trọng trong nền kinh tế số thế giới do quy mô thị trường cộng với đà giảm trong cước phí di động ở các nước này. Theo eMarketer, từ năm 2010 đến 2015, số người dùng di động ở Trung Quốc tăng từ 671,1 triệu lên 1,06 tỷ người trong khi ở Ấn Độ từ 516,2 triệu lên 901,2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lan tỏa Fintech Hệ sinh thái khởi nghiệp Nền kinh tế số Kinh tế Việt Nam Hệ sinh thái khởi nghiệp FinTechGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 234 0 0
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 219 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 203 0 0 -
46 trang 201 0 0
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 184 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 174 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 166 1 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 152 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 119 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 113 0 0